HomeBệnh Hay GặpTổng quan Thiếu men G6PD

Tổng quan Thiếu men G6PD

- Advertisement -spot_img


Tổng quan Thiếu men G6PD

– Men G6PD:glucose-6-phosphate dehydrogenase là một loại men giúp duy trì tính bền vững của màng tế bào, đặc biệt là màng hồng cầu, chống lại các chất oxy hóa có trong thức ăn, tác nhân gây bệnh xâm nhập từ môi trường bên ngoài và stress.

– Thiếu men G6PD là một tình trạng rối loạn di truyền lặn trên nhiễm sắc thể giới tính X (tỷ lệ  nam  nhiều hơn nữ).

Cơ chế: 

Glucose-6-phosphate dehydrogenase ( G6PD hoặc G6PDH) là một cytosolic enzyme  xúc tác các phản ứng hóa học: 

D-glucose 6-phosphate + NADP + + H2O ⇌ 6-phospho-D-glucono-1,5-lacton + NADPH + H +

Enzyme này tham gia vào con đường pentose phosphate, một con đường trao đổi chất cung cấp năng lượng cho các tế bào (chẳng hạn như hồng cầu) bằng cách duy trì mức độ của co-enzyme nicotinamide adenine dinucleotide phosphate (NADPH). NADPH duy trì mức độ glutathione trong các tế bào này, giúp bảo vệ các tế bào hồng cầu chống lại tác hại oxy hóa từ các hợp chất như hydrogen peroxide. 

Về mặt lâm sàng, sự thiếu hụt di truyền liên kết X của G6PD làm cho một người dễ bị thiếu máu huyết tán không do miễn  miễn dịch.

Dịch tễ:

– Đây là một bệnh lý di truyền phổ biến, ước tính trên thế giới có khoảng 400 triệu người thiếu men G6PD.  Tỷ lệ bị bệnh ở Nam giới bi ảnh hưởng nhiều hơn nữ giới. 

– Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), tình trạng mắc dị tật bẩm sinh ở trẻ đang ngày càng tăng cao, có tới 2/100 trẻ bị thiếu men G6PD.

– Theo nghiên cứu trong năm 2015, thiếu men G6PD được cho là nguyên nhân gây ra tử vong ở 33.000 trường hợp.  

– Các vùng mắc tỉ lệ cao bệnh này là Châu Phi, Địa Trung Hải, Trung Đông và ĐÔng Nam Á. Vì có hàng trăm đột biến và amats đoạn gen gây ra do đó người bệnh có hoạt tính enzym khác nhau, thường biểu hiện nhẹ ở người Châu Phi da đen (bằng khoảng 10-15% so với người bình thường), nặng hơn ở người Phương Đông, nặng nhất ở vùng Trung Đông, một số trường hợp nặng có thể gặp ở người da trắng.

Xem thêm  Tổng quan Lao sinh dục nữ

Xét nghiệm thiếu men G6PD

Xét nghiệm thiếu men G6PD

– Một số đột biến theo địa lý. Ở Châu Á gặp nhiều dạng đột biến, cũng thường gặp dạng ở Địa Trung Hải và một số dạng khác như G6-PD canton

Nguyên nhân Thiếu men G6PD

Đây là bệnh lý di truyền lặn, do đột biến gen trên nhiễm sắc thể X.

Thiếu men G6PD do đột biến gen trên nhiễm sắc thể X

Thiếu men G6PD do đột biến gen trên nhiễm sắc thể X

– Do trẻ nhận gen lặn bất thường nằm trên NST X từ người bố( NST giới tính XY) hoặc từ người mẹ (NST giới tính XX). Do đó người con trai vì chỉ có 1 NST X nên dễ mắc bệnh hơn, người con gái chỉ mắc bệnh khi nhận cả 2 gen X bất thường => Tỷ lệ mắc bệnh ở nam nhiều hơn nữ.

Triệu chứng Thiếu men G6PD

Lâm sàng

Đa số là bình thường không có triệu chứng, có thể xuất hiện vàng da từ nhỏ, lách to. Cơn tan máu xảy ra khi có tác nhân Stress oxy hóa như: dùng thuốc, nhiễm khuẩn, tiếp xúc với đậu tằm…. Cơn thường xảy ra đột ngột 1-2 ngày với các biểu hiện: sốt, nhức đầu, đau bụng, đau thắt lưng, vàng da, tiểu ra hemoglobin. Có thể gây suy thận cấp, dễ tử vong nếu không được điều trị kịp thời/

– Tan máu, vàng da ở trẻ sơ sinh:  Trường hợp mẹ mang gen thiếu G6PD có thể truyền cho những người con của mình. Một số trường hợp, trẻ có thể bị vàng da ngay sau sinh, gặp ở bé trai nhiều hơn bé gái. 

Xem thêm  Tổng quan Mất ngủ

Tan máu, vàng da ở trẻ sơ sinh

Tan máu, vàng da ở trẻ sơ sinh

+ Vàng da nặng gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến trẻ sơ sinh, do vậy cần được điều trị sớm

+ Khi có các biểu hiện thần kinh: li bì, bỏ bú, quấy khóc không rõ nguyên nhân => nghi ngờ có biến chứng vàng da nhân => Cần được can thiệp kịp thời.

+ Sau khi điều trị ổn định tình trạng vàng da và được chẩn đoán đoán thiếu men G6PD, cha mẹ cần tuân thủ các biện pháp phòng ngừa và chăm sóc trẻ đúng cách để tránh trẻ tiếp xúc với các tác nhân oxy.

Các biện pháp chẩn đoán Thiếu men G6PD

Triệu chứng lâm sàng: bệnh diễn biến cấp tính sau khi có tiếp xúc tác nhân: thuốc, tình trạng nhiễm trùng, ăn đậu tằm,.. với các biểu hiện của thiếu máu, tan máu.

– Kết quả cận lâm sàng: có thể giảm hemoglobin, Hình ảnh hồng cầu thể heinz, bilirubin gián tiếp tăng, Xét nghiệm thiếu men G6PD, xét nghiệm PCR có đột biến gen.

– Có yếu tố nguy cơ trong gia đình: khi có bố mẹ bị bệnh hoặc mang gen

Chẩn đoán sàng lọc ở trẻ sơ sinh

– Trẻ sơ sinh nên được xét nghiệm sàng lọc tốt nhất trog khoảng 48-72h sau sinh bằng cách lấy máu gót chân trên giấy thấm chuyên dụng chuyển tới Phòng xét ghiệm.

Trẻ sơ sinh nên được xét nghiệm sàng lọc tốt nhất trog khoảng 48-72h sau sinh bằng cách lấy máu gót chân trên giấy thấm chuyên dụng

Trẻ sơ sinh nên được xét nghiệm sàng lọc tốt nhất trog khoảng 48-72h sau sinh bằng cách lấy máu gót chân trên giấy thấm chuyên dụng

– Kết quả xét nghiệm có ý nghĩa chẩn đoán trẻ có mắc bệnh thiếu G6PD hay không

Xem thêm  Tổng quan Lao hạch

– Trường hợp tình trạng sức khỏe của bé chưa ổn định hoặc đang mắc bệnh lý khác thì có thể ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm. Có thể được yêu cầu xét nghiệm lại sau khoảng một vài tuần.

Các biện pháp điều trị Thiếu men G6PD

Quan trọng nhất trong điều trị thiếu men G6PD là loại bỏ/hạn chế tiếp xúc với các yếu tố có thể làm khới phát bệnh, như:

– Tránh dùng các loại thuốc, các thức ăn trong danh sách  được xác định có nguy cơ gây tan máu (theo hướng dẫn của bác sĩ)

– Tiêm phòng đầy đủ

– Trong giai đoạn cấp tính, khi xảy ra tan máu có thể chỉ định truyền máu. 

Trong giai đoạn cấp tính, khi xảy ra tan máu có thể chỉ định truyền máu

Trong giai đoạn cấp tính, khi xảy ra tan máu có thể chỉ định truyền máu

Khi truyền máu vì tế bào hồng cầu trong máu người cho không xảy ra tình trạng thiếu hụt men G6PD nên thời gian tồn tại lâu hơn để cung cấp đủ oxy cho cơ thể => đây được coi là biện pháp điều trị triệu chứng hiệu quả nhất.

Những trường hợp nặng có hiện tượng suy thận cấp thì  phải cần đến lọc máu.

– Cắt lách là phương pháp điều trị có thể có hiệu quả vì lách là nơi các tế bào hồng cầu bị bắt giữ và phá hủy. Tuy nhiên cũng cần cân nhắc.



Theo Medlatec

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc Chuyên viên y tế để được tư vấn cho từng trường hợp Bệnh cụ thể, không tự ý làm theo hướng dẫn của bài viết.

- Advertisement -spot_img
Stay Connected
16,985FansLike
2,458FollowersFollow
61,453SubscribersSubscribe
Tin mới
- Advertisement -spot_img
Bài viết liên quan
- Advertisement -spot_img