HomeBệnh Hay GặpTổng quan Tràn mủ màng phổi

Tổng quan Tràn mủ màng phổi

- Advertisement -spot_img


Tổng quan Tràn mủ màng phổi

Tràn mủ màng phổi là hiện tượng xuất hiện một lượng mủ lớn tích tụ trong khoang màng phổi. Bệnh tràn mủ màng phổi (còn được nhắc đến với cái tên Empyema) không phải là một dạng bệnh lý phổ biến thế nhưng hậu quả mà bệnh gây ra lại rất nguy hiểm, đặc biệt là sự xuất hiện các di chứng sau này.

Tràn mủ màng phổi

Tràn mủ màng phổi

Bệnh tràn mủ màng phổi có thể bắt nguồn từ một hoặc từ rất nhiều nguyên nhân gây bệnh khác nhau: biến chứng của những căn bệnh liên quan đến phổi, hậu quả từ các chấn thương lồng ngực và một số loại vi khuẩn gây bệnh. Hầu hết những trường hợp người bệnh phát hiện ra bệnh đều đã tới giai đoạn khá nguy hiểm khó có thể chữa trị và có nguy cơ gây ra nhiều biến chứng nặng.

Việc chẩn đoán bệnh tình và lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp cũng cần được chú ý. Không ít trường hợp tình trạng bệnh chuyển biến nặng hơn hoặc ảnh hưởng đến các nhóm cơ quan lân cận bởi việc điều trị bệnh không phù hợp hoặc bệnh nhân không tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

Nguyên nhân Tràn mủ màng phổi

Nguyên nhân gây bệnh tràn mủ màng phổi có thể đến từ rất nhiều yếu tố cùng ảnh hưởng, vì vậy các chuyên gia y tế đã chia ra thành 3 nhóm nguyên nhân chính như sau:

– Tràn mủ màng phổi do mắc bệnh lý liên quan đến phổi: Người bệnh mắc các chứng bệnh như viêm phổi, viêm màng phổi, áp xe phổi, áp xe dưới hoành (áp xe gan hoặc tình trạng viêm phúc mạc,…) có nguy cơ bị vỡ cái khóm viêm nhiễm gây tràn mủ vào khoang màng phổi.

Các chấn thương tới lồng ngực: Các chấn thương ảnh hưởng trực tiếp đến lồng ngực từ tai nạn hoặc hậu phẫu thuật lồng ngực cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến tình trạng tràn mủ màng phổi.

Nguyên nhân gây tràn mủ màng phổi

Nguyên nhân gây tràn mủ màng phổi

– Xuất hiện tình trạng tràn mủ trong khoang màng phổi bởi các vi khuẩn có hại xâm nhập: Một số loại vi khuẩn bắt gặp thường xuyên ở các bệnh nhân bị tràn mủ màng phổi là loài Streptococcus pneumoniae, Klebsiella pneumoniae, Staphylococcus aureus, Haemophilus influenzae,… Một vài trường hợp bệnh cũng xuất hiện do nấm hoặc amip.

Triệu chứng Tràn mủ màng phổi

Tùy thuộc vào loại bệnh lý nền bệnh nhân đang mắc phải hoặc các đặc điểm cơ địa của từng người mà bệnh tràn mủ màng phổi sẽ khiến người bệnh gặp phải các triệu chứng bệnh khác nhau. Tuy vậy, vẫn sẽ có những triệu chứng bệnh điển hình mà hầu hết bệnh nhân nào bị tràn mủ màng phổi cũng sẽ gặp phải:

  • Đau tức ngực vùng bị tổn thương: Các cơn đau ban đầu sẽ khó phát hiện vì chỉ đau thoáng qua rồi hết ngay, khi tình trạng tràn mủ màng phổi đã chuyển biến nặng hơn thì các cơn đau mới rõ ràng.
Xem thêm  Tổng quan Nhiễm khuẩn huyết do liên cầu

Đau tức ngực vùng bị tổn thương có thể là dấu hiệu tràn mủ màng phổi

Đau tức ngực vùng bị tổn thương có thể là dấu hiệu tràn mủ màng phổi

  • Khó thở, thở khò khè: Người bệnh đột ngột sẽ có cảm giác khó thở mặc dù môi trường xung quanh không hề thiếu không khí.
  • Xuất hiện ho (có thể ho khan hoặc ho có đờm đặc như mủ)
  • Sốt cao đột ngột hoặc sốt nhẹ nhưng lại âm ỉ kéo dài trong nhiều ngày (Trường hợp người bệnh đang sử dụng thuốc kháng sinh hoặc có hệ miễn dịch yếu kém thì sẽ dễ bị sốt kéo dài trong nhiều giờ, nhiều ngày).
  • Da dẻ bị khô do mất nước, tiểu tiện ít
  • Một vài trường hợp vùng ngực bị tràn mủ còn sưng phồng lên và có thể nhìn thấy.
  • Cơ thể bệnh nhân có triệu chứng giảm sút cân, thiếu máu, mặt mày hốc hác,..

Các biện pháp chẩn đoán Tràn mủ màng phổi

Xác định được chính xác tình trạng bệnh tình mới có thể lựa chọn được phương pháp chữa trị phù hợp nhất. Để thực hiện được điều đó, các bác sĩ có chuyên môn sẽ thực hiện chẩn đoán bệnh thông qua 3 bước cơ bản như sau:

Khám lâm sàng:

  • Tìm hiểu tiền sử bệnh lý có liên quan của bệnh nhân
  • Xác định các triệu chứng bệnh điển hình
  • Xác định các vùng phổi có khả năng tích tụ mủ
  • Chọc chích thăm dò những nơi có nguy cơ tích mủ, nếu dịch màng phổi có màu bất thường như vàng, nâu hoặc xanh thì sẽ xác định bị tràn mủ màng phổi.

Khám cận lâm sàng:

  • Xét nghiệm máu để xác định tỉ lệ bạch cầu
  • Chụp X-quang lồng ngực để xác định chính xác vùng tích tụ mủ trong khoang màng phổi.
  • Chụp cắt lớp vi tính: Xác định mức độ tổn thương, tìm kiếm đường để đặt ống dẫn lưu.

Chụp cắt lớp vi tính: Xác định mức độ tổn thương, tìm kiếm đường để đặt ống dẫn lưu.

Chụp cắt lớp vi tính: Xác định mức độ tổn thương, tìm kiếm đường để đặt ống dẫn lưu.

  • Siêu âm, xét nghiệm dịch màng phổi, cấy máu để xác định vi khuẩn có thể gây bệnh,…

Thực hiện các xét nghiệm phân biệt dạng bệnh:

  • Tràn dịch màng phổi có do lao: Khi có kết quả xét nghiệm dịch đờm dương tính với AFB, PCR-MTB dịch MP có kể quả dương tính, sinh thiết MP đưa kết quả có thương tổn nang lao,…
  • Tràn mủ màng phổi do lao: Đây là một dạng bệnh không phổ biến nhưng lại rất nguy hiểm. Hàm lượng khuẩn lao có trong mủ màng phổi sẽ gây ra các tổn thương từ các hang lao thông với màng phổi và phần nhu mô phổi. Mủ màng phổi do khuẩn lao thường cho thấy lượng tế bào lympho xuất hiện nhiều hơn cùng với các nhóm khuẩn lao AFB trong dịch mủ.
  • Kết quả các xét nghiệm đưa ra những con số sau đây sẽ cho thấy bệnh nhân đang mắc phải tình trạng tràn dịch màng phổi dưỡng chất: Tỷ lệ triglycerid dịch màng phổi >1, định lượng triglycerid > 110mg/dL, tỷ lệ cholesterol dịch màng phổi <1.
Xem thêm  Mẹ muốn bỏ đi vì sống với bố quá khổ sở

Các biện pháp điều trị Tràn mủ màng phổi

Trước khi tìm hiểu phương pháp điều trị tràn mủ màng phổi hiệu quả nhất thì cần phải lưu ý những nguyên tắc sau đây:

– Tuyệt đối không nên chủ quan tự mua thuốc chữa bệnh tại nhà. Loại bệnh lý này bắt buộc phải xử lý tại các cơ sở y tế uy tín và phải thực hiện điều trị nội trú.

– Thực hiện dẫn lưu mủ ra khỏi cơ thể sớm nhất có thể. Kết hợp với việc vệ sinh màng phổi hàng ngày với natriclorua 0,9%. Một vài trường hợp người bệnh cần phải được bơm streptokinase vào khoang màng phổi. 

– Sử dụng kháng sinh liều cao nhưng phải phù hợp với tình trạng bệnh tình và giảm thiểu nguy cơ gặp tác dụng phụ. Thời gian sử dụng thuốc được khuyến cáo ít nhất 4 tuần.

– Đồng thời cần điều trị dứt điểm các bệnh lý nền có liên quan.

– Luôn luôn cung cấp lượng chất dinh dưỡng đầy đủ hàng ngày.

– Thực hiện tập các bài tập vật lý trị liệu sớm nhất có thể.

– Để có được kết quả tốt nhất từ việc điều trị tràn mủ màng phổi thì các chuyên gia y tế khuyến cáo nên thực hiện phối hợp 5 phương pháp sau đây.

Thực hiện phương pháp dẫn lưu mủ:

– Bác sĩ sẽ sử dụng một loại ống dẫn lưu chuyên dụng cho phổi và tiến hành hút mủ (có thể sử dụng loại ống 18 – 32F)

– Bơm một lượng natriclorua 0,9% để vệ sinh khoang màng phổi và cần thực hiện thao tác này hàng ngày cho tới khi lượng dịch hút ra đã trong. Trong một số trường hợp cần thiết, các bác sĩ sẽ chỉ định bơm thêm một lượng streptokinase cùng với natriclorua để quá trình dẫn lưu mủ diễn ra dễ dàng hơn. Lưu ý, không được thực hiện bơm rửa khoang màng phổi trong trường hợp người bệnh bị rò phế quản màng phổi.

– Khi xác định khoang màng phổi không còn dịch thì bệnh nhân sẽ được chỉ định rút ống dẫn lưu ra khỏi cơ thể. Trong một vài trường hợp bệnh nhân chưa có chuyển biến tốt qua 10 ngày thì cần thay ống dẫn lưu mới để đảm bảo tính vệ sinh an toàn.

– Trường hợp bệnh nhân được chẩn đoán bị: rối loạn đông máu nặng, có các ổ mủ gần trung thất thì cần phải thực hiện đặt ống dẫn lưu chỉ khi có máy chụp cắt lớp vi tính lồng ngực.

Xem thêm  Tổng quan Đẻ non

Điều trị bằng thuốc kháng sinh:

– Một số loại kháng sinh cơ bản thường được sử dụng trong việc chữa bệnh tràn mủ màng phổi là: Thuốc Penicilin G (liều cao), 1 số loại kháng sinh thuộc nhóm Aminoglycosid, Gentamycin, Amikacin,…

– Trường hợp bệnh nhân bị nghi ngờ do vi khuẩn Betalactamase gây ra thì sẽ được chỉ định dùng thuốc Ampicillin – Sulbactam hoặc Amoxicillin – Acid Clavunalic để thay thế cho Penicilin G.

– Nghi ngờ bệnh do vi khuẩn gram âm thì cần dùng một số thuốc trong nhóm Cephalosporin thế hệ 3 hoặc Imipenem kết hợp với 1 loại kháng  sinh  nhóm  Aminoglycosid.

– Nếu bệnh được chẩn đoán do vi khuẩn yếm khí gây ra thì sẽ sử dụng thuốc Betalactam – Acid clavunalic; hoặc Cephalosporin thế hệ 3; hoặc Imipenem; hoặc Ampicillin – Sulbactam.

– Trường hợp bệnh tình do tụ cầu khuẩn gây ra thì phải sử dụng thuốc Oxacillin hoặc Vancomycin kết hợp với Amikacin.

– Tràn mủ màng phổi do amip sẽ cần dùng thêm thuốc Metronidazol

– Sau khi có kết quả từ việc sử dụng thuốc kháng sinh, các bác sĩ sẽ xem xét tình hình và thực hiện các phương pháp khác kèm theo.

Điều trị các triệu chứng từ bệnh:

  • Sử dụng hạ sốt khi cần
  • Sử dụng bình oxy trong trường hợp bị suy hô hấp
  • Điều trị sốc nhiễm trùng
  • Bổ sung nước, điện giải
  • Nội soi nhằm can thiệp khoang màng phổi
  • Có thể sử dụng thêm vitamin B1 và B6 liều cao cho các trường hợp bệnh nhân có tiền sử uống nhiều rượu.

Điều trị ngoại khoa:

  • Chỉ thực hiện khi phương pháp đặt ống dẫn lưu và sử dụng kháng sinh không có kết quả tốt sau 4 tuần.
  • Thực hiện bóc vỏ màng phổi trong trường hợp màng phổi đã bị dày dính nhiều khiến khả năng hít thở của người bệnh gặp khó khăn.

Phục hồi chức năng hô hấp cho người bệnh:

  • Thực hiện các bài tập vật lý trị liệu ngay từ sớm để quá trình dẫn lưu mủ diễn ra nhanh và hiệu quả hơn. Có thể tập luyện sau khi đặt ống dẫn lưu màng phổi 1 ngày.
  • Chăm chỉ luyện tập hàng ngày theo đúng hướng dẫn của các chuyên gia.

Tài liệu tham khảo:

  • Chẩn đoán và điều trị tràn mủ màng phổi | Vinmec
  • Tràn mủ màng phổi | Bacsinoitru
  • Phác đồ điều trị tràn mủ màng phổi | Dieutri



Theo Medlatec

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc Chuyên viên y tế để được tư vấn cho từng trường hợp Bệnh cụ thể, không tự ý làm theo hướng dẫn của bài viết.

- Advertisement -spot_img
Stay Connected
16,985FansLike
2,458FollowersFollow
61,453SubscribersSubscribe
Tin mới
- Advertisement -spot_img
Bài viết liên quan
- Advertisement -spot_img