HomeBệnh Hay GặpTổng quan Viêm phổi do phế cầu

Tổng quan Viêm phổi do phế cầu

- Advertisement -spot_img


Tổng quan Viêm phổi do phế cầu

Vi khuẩn phế cầu được mệnh danh là một sát thủ vô hình khi có thể gây nên rất nhiều căn bệnh nguy hiểm, trong đó phổ biến nhất phải kể đến đó là viêm màng não, nhiễm khuẩn huyết, viêm tai giữa và viêm phổi. Không chỉ có vậy, loại vi khuẩn này còn gây ra những biến chứng nặng nề cho bệnh nhân, đặc biệt là đối với các ca phế cầu xâm lấn tuy không thường gặp nhưng một khi người bệnh đã mắc phải thì rất khó khăn trong việc điều trị do bệnh cảnh phức tạp.

Viêm phổi do phế cầu

Viêm phổi do phế cầu

Bên cạnh đó, vi khuẩn phế cầu ngày càng tăng mạnh sức đề kháng đối với nhiều loại kháng sinh hiện có, gây áp lực điều trị đồng thời tạo gánh nặng cho y tế, xã hội và bản thân bệnh nhân vì di chứng của các loại bệnh do phế cầu có thể rất nặng, ví dụ như điếc, liệt, mù hoặc chậm phát triển tâm thần kinh. Chi phí để chữa bệnh cũng vì thế mà tốn kém và mất nhiều thời gian.

Viêm phổi do phế cầu khiến cho đường hô hấp bị nhiễm khuẩn và gây nhiễm trùng tại phổi, khiến cho phổi dễ bị viêm và tổn thương. Nếu không được phát hiện, chẩn đoán và điều trị kịp thời thì bệnh sẽ tiến triển rất nhanh và để lại nhiều biến chứng nghiêm trọng.

Các số liệu liên quan đến bệnh viêm phổi do phế cầu:

– Viêm phổi do phế cầu đang đe dọa mạng sống của hàng triệu người trên toàn cầu. Trong đó Việt Nam nằm trong 15 quốc gia có 75% gánh nặng về viêm phổi của thế giới, đây chính là một trong các nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở trẻ nhỏ dưới 5 tuổi.

– Thống kê cho thấy, trung bình cứ 20 giây, 1 trẻ em bị giết bởi viêm phổi do phế cầu. Con số bệnh nhân ở Việt Nam hàng năm là 2,9 triệu ca, trong đó số ca tử vong ở trẻ nhỏ là 4,000 em.

Nguyên nhân Viêm phổi do phế cầu

Phế cầu khuẩn (tên khoa học: Streptococcus pneumoniae) thuộc chi Streptococcus là một vi khuẩn Gram dương, thường trú ngụ tại vị trí mũi và họng của tất cả những người bình thường khoẻ mạnh. Có khoảng 50% trẻ em khỏe mạnh mang vi khuẩn này trong cơ thể, ngay khi có điều kiện thuận lợi chúng sẽ tấn công và gây bệnh ở trẻ. 

Xem thêm  Tổng quan Sỏi thận

Phế cầu khuẩn (tên khoa học: Streptococcus pneumoniae)

Phế cầu khuẩn (tên khoa học: Streptococcus pneumoniae)

Do đây là loại vi khuẩn thường tồn tại sẵn trong cơ thể chúng ta nên các bệnh do phế cầu, đặc biệt là viêm phổi rất dễ xảy ra đối với những bệnh nhân vốn có hệ miễn dịch kém như trẻ em dưới 5 tuổi, người mắc bệnh hoặc hội chứng suy giảm miễn dịch, người cao tuổi, người bị suy dinh dưỡng hoặc mắc các bệnh mạn tính,…

Các bệnh phế cầu xâm lấn như: viêm phổi, viêm màng não, nhiễm trùng huyết thường gây nên nhiều di chứng nặng nề và tỷ lệ tử vong cao ở những người mắc phải. Còn bệnh phế cầu không xâm lấn: viêm phổi, viêm tai giữa có khả năng mắc phải rất cao, ảnh hưởng lớn tới sức khoẻ của bệnh nhân, đối với trẻ em thì bị ảnh hưởng tới sự phát triển cũng như tương lai sau này của trẻ.

Trước những mối đe dọa từ viêm phổi do phế cầu, Liên minh toàn cầu phòng chống viêm phổi trẻ em đã phát động lời kêu gọi cần có những hành động cấp thiết để giảm thiểu và chấm dứt tỷ lệ tử vong do căn bệnh này gây nên, mong muốn xoá sổ bệnh vào năm 2030.

Triệu chứng Viêm phổi do phế cầu

Giống như triệu chứng khi nhiễm các loại vi khuẩn, virus đường hô hấp khác, vi khuẩn phế cầu gây bệnh sẽ gây tổn thương phổi, viêm nhiễm và người bệnh sẽ xuất hiện các dấu hiệu cấp tính như ho nhiều, đau ngực, sốt cao,… 

Các dấu hiệu cấp tính như ho nhiều, đau ngực, sốt cao

Các dấu hiệu cấp tính như ho nhiều, đau ngực, sốt cao

Trẻ em khi bị viêm phổi sẽ có nguy cơ cao diễn tiếng nhanh và nặng. Ban đầu sẽ là các biểu hiện như sốt cao, ho nhiều, bỏ bú, khóc quấy và thở nhanh (khoảng 40 – 50 lần/phút). Trường hợp nặng em bé có thể phải cần đến thở máy, tiềm ẩn thêm nhiều yếu tố đe dọa tới sức khoẻ của trẻ.

Khi người lớn bị viêm phổi thì cũng sẽ bị sốt cao, ớn lạnh, ho dữ dội và ho nhiều, đau đầu, đau tức ngực, đau tai, cứng cổ,… Khi bệnh trở nặng người lớn có thể phải đối mặt với những tổn thương phổi nghiêm trọng, kém tỉnh táo, bị lú lẫn và nguy cơ tử vong là rất lớn. 

Xem thêm  Tổng quan Bệnh viêm tủy răng

Cũng giống với các triệu chứng nhiễm virus, vi khuẩn đường hô hấp thông thường khác, khi vi khuẩn phế cầu tấn công gây viêm phổi, người bệnh sẽ có những biểu hiện cấp tính như sốt cao, đau ngực, ho nhiều… Khi bị viêm phổi, trẻ nhỏ dễ có nguy cơ diễn tiến nặng, triệu chứng ban đầu thường là ho nhiều, sốt cao, khóc quấy, bỏ bú, trẻ có biểu hiện thở nhanh (40-50 lần/phút). Một em bé nếu mắc viêm phổi nặng có suy hô hấp có thể phải vào thở máy sẽ thêm nhiều yếu tố đe dọa.

Như vậy, điểm chung của các triệu chứng bệnh viêm phổi do phế cầu ở các đối tượng bệnh nhân bao gồm:

  • Ho nhiều, đau tức ngực;
  • Sốt cao và ớn lạnh;
  • Đau tức ngực;
  • Thở nhanh, thở gấp hoặc khó thở.

Các biện pháp chẩn đoán Viêm phổi do phế cầu

Một số biện pháp bác sĩ có thể chỉ định thực hiện khi bệnh nhân bị phế cầu khuẩn xâm lấn:

– Tiến hành lấy mẫu máu hoặc dịch não tuỷ để xét nghiệm trong trường hợp bệnh nhân nghi ngờ bị nhiễm trùng máu hoặc bị viêm màng não do phế cầu tấn công.

– Nếu vi khuẩn phế cầu gây nên các bệnh lý này, bác sĩ có thể đưa vi khuẩn đến phòng thí nghiệm để nuôi cấy chúng nhằm mục đích:

  • Xác nhận sự tồn tại của vi khuẩn trong cơ thể bệnh nhân
  • Xác nhận loại vi khuẩn là nguyên nhân gây bệnh là gì
  • Quyết định loại kháng sinh để điều trị tốt nhất đối với tình trạng bệnh

Còn đối với các bệnh do phế cầu khuẩn không xâm lấn (nhiễm trùng tai hoặc xoang), thường bác sĩ sẽ chẩn đoán dựa trên tiền sử bệnh án, kèm theo kết quả khám lâm sàng và chẩn đoán nhiễm trùng phế cầu.

Việc chẩn đoán viêm phổi do phế cầu đòi hỏi phải có bác sĩ có trình độ nhất định cùng các trang thiết bị hiện đại để có thể phát hiện ra bệnh. Tại  BVĐK MEDLATEC có đội ngũ chuyên gia đầu ngành về chuyên ngành hô hấp cũng các bác sĩ giỏi có nhiều kinh nghiệm chẩn đoán và điều trị cho nhiều trường hợp viêm phổi do phế cầu. Đặc biệt với sự trợ giúp của máy CT 128 dãy, các xét nghiệm đặc hiệu như Panel tác nhân vi khuẩn gây bệnh đường hô hấp (phương pháp Realtime PCR), cấy đờm,… rất nhiều bệnh nhân đã được chẩn đoán chính xác viêm phổi do phế cầu.

Xem thêm  Tổng quan Bệnh hồng cầu hình liềm

Hệ thống trang thiết bị hiện đại tại BVĐK MEDLATEC giúp chẩn đoán chính xác bệnh 

Hệ thống trang thiết bị hiện đại tại BVĐK MEDLATEC giúp chẩn đoán chính xác bệnh 

Các biện pháp điều trị Viêm phổi do phế cầu

Như đã đề cập, thường đối với viêm phổi do phế cầu bệnh nhân sẽ được điều trị bằng thuốc kháng sinh. Tuy nhiên hiện nay loại vi khuẩn này kháng lại hầu hết các loại kháng sinh vốn dùng để điều trị các bệnh nhiễm trùng.

Viêm phổi do phế cầu bệnh nhân sẽ được điều trị bằng thuốc kháng sinh

Viêm phổi do phế cầu bệnh nhân sẽ được điều trị bằng thuốc kháng sinh

Ở các bệnh nhiễm trùng phế cầu xâm lấn mà được điều trị bằng kháng sinh sẽ là loại kháng sinh phổ rộng, cho đến khi có kết quả về thử nghiệm độ nhạy. Loại kháng sinh này chống lại các loại vi khuẩn khác nhau. Khi đã biết được vi khuẩn nhạy cảm với loại kháng sinh nào thì bác sĩ sẽ lựa chọn ra một loại kháng sinh có tính ức chế vi khuẩn mạnh hơn để điều trị.

Ngoài ra có thể sử dụng vắc xin phế cầu liên hợp bên cạnh kháng sinh. Với sự thành công của loại vắc xin này thì tình trạng kháng kháng sinh cũng rất hiếm xảy ra. Khi kết hợp với các thuốc kháng sinh hợp lý, bệnh nhân có hy vọng bệnh nhiễm trùng sẽ diễn tiến chậm lại.

Với việc chẩn đoán chính xác viêm phổi do phế cầu bởi đội ngũ chuyên gia, bác sĩ giỏi và các trang thiết bị, máy móc xét nghiệm hiện đại, BVĐK MEDLATEC cũng đã điều trị thành công rất nhiều ca bệnh viêm phổi do phế cầu được phát hiện tại viện. Bên cạnh đó, bệnh viện còn là đơn vị có thể tiến hành tiêm phòng phế cầu cho khách hàng có nhu cầu tiêm tại viện.


Tài liệu tham khảo:

  • Viêm phổi do phế cầu chẩn đoán và điều trị | Dieutri
  • Viêm phổi do phế cầu | Hellobacsi
  • Viêm phổi do phế cầu khuẩn biến chứng và cách phòng ngừa | VNVC



Theo Medlatec

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc Chuyên viên y tế để được tư vấn cho từng trường hợp Bệnh cụ thể, không tự ý làm theo hướng dẫn của bài viết.

- Advertisement -spot_img
Stay Connected
16,985FansLike
2,458FollowersFollow
61,453SubscribersSubscribe
Tin mới
- Advertisement -spot_img
Bài viết liên quan
- Advertisement -spot_img