HomeBệnh Hay GặpTổng quan Viêm phổi bệnh viện

Tổng quan Viêm phổi bệnh viện

- Advertisement -spot_img


Tổng quan Viêm phổi bệnh viện

Là một bệnh lý nhiễm khuẩn tại bệnh viện rất phổ biến, viêm phổi bệnh viện còn được coi là nguyên nhân hàng đầu dẫn tới tử vong ở các ca bệnh nhiễm khuẩn bệnh viện. Tỷ lệ này theo báo cáo ghi nhận được là từ 20 – 70% – một tỷ lệ rất cao. Vậy như thế nào thì được coi là viêm phổi bệnh viện?

– Là những trường hợp mắc viêm phổi sau khi nhập viện điều trị từ 48 giờ trở lên. Ở thời điểm nhập viện, bệnh nhân không ở trong thời kỳ ủ bệnh hoặc không mắc bệnh viêm phổi;

Viêm phổi bệnh viện là một bệnh lý nhiễm khuẩn tại bệnh viện rất phổ biến

Viêm phổi bệnh viện là một bệnh lý nhiễm khuẩn tại bệnh viện rất phổ biến

– Viêm phổi do thở máy cũng là một dạng của viêm phổi bệnh viện, xuất hiện ở bệnh nhân trong khoảng thời gian từ 48 – 72 giờ sau khi thực hiện mở khí quản hoặc đặt ống nội khí quản;

– Viêm phổi có liên quan đến các dịch vụ chăm sóc y tế: là trường hợp những người mặc dù không nhập viện để điều trị bệnh nhưng lại xuất  hiện viêm phổi khi tiếp xúc với dịch vụ chăm sóc y tế bao gồm:

  • Sống trong các nhà điều dưỡng;
  • Có thực hiện chăm sóc vết  thương, tiêm truyền tĩnh mạch trong vòng 30 ngày trước;
  • Vào viện hoặc phòng có chức năng lọc máu trong vòng 30 ngày;
  • Điều trị cấp cứu tại bệnh viện từ 2 ngày trở lên.

Viêm phổi bệnh viện là bệnh lý khó chẩn đoán, phòng ngừa và điều trị và gây không ít trở ngại cho các khoa lâm sàng, đặc biệt là khoa hồi sức tích cực. Nghiên cứu cho thấy rằng tại các nước phát triển, viêm phổi bệnh viện chiếm 15% trong số các ca nhiễm khuẩn ở bệnh viện, đồng thời chiếm 27% trong số các bệnh nhân bị nhiễm khuẩn của riêng khoa hồi sức tích cực.

Xem thêm  Tổng quan Viêm mũi dị ứng

 

Nguyên nhân Viêm phổi bệnh viện

Vi khuẩn gây viêm phổi 

Thủ phạm gây ra bệnh viêm phổi ở bệnh viện là các loại vi khuẩn đó là: 

– Vi  khuẩn Gram âm hiếu khí:

  • Pseudomonas aeruginosa;

  • Klebsiella spp;
  • Acinetobacter spp;
  • E coli;
  • Enterobacter spp;
  • Providencia spp.

– Vi khuẩn Gram dương:

  • Streptococcus pneumonia;
  • Staphylococcus aureus. 

Các vi khuẩn này thường kháng lại rất nhiều loại kháng sinh khiến cho việc điều trị càng trở nên khó khăn. Bệnh viêm phổi liên quan tới thở máy nếu do vi sinh vật ít kháng kháng sinh thì sẽ xuất hiện sớm (thường là dưới 4 ngày), đó là các vi khuẩn: Haemophilus influenza, methicillin-susceptible Staphylococcus aureus (MRSA) và Enterobacteriaceae spp. Ngược lại, nếu bệnh xuất hiện muộn hơn thì là do vi sinh vật đa kháng thuốc Acinetobacter baumannii và MRSA gây nên. 

Vi sinh vật gây bệnh xâm nhập từ nguồn nào?

– Bệnh nhân bị trào ngược dạ dày: các vi sinh vật gây bệnh tồn tại trong các dịch tiết hầu họng và dịch dạ dày khi trào ngược sẽ gây viêm phổi;

– Dụng cụ hỗ trợ hô hấp bị nhiễm khuẩn: máy khí dung, bình làm ẩm khí oxy, dụng cụ gây mê, phế dung ký, máy nội soi phế quản,… Các ổ vi khuẩn từ các dụng cụ này lây sang người bệnh, rồi bệnh nhân lại lây nhiễm cho nhau;

– Bàn tay của người nhà bệnh nhân hoặc nhân viên y tế chăm sóc bệnh nhân cũng có thể là nguồn lây nhiễm vi khuẩn gây bệnh.

Triệu chứng Viêm phổi bệnh viện

Cũng tương tự như bệnh viêm phổi cộng đồng, khi mắc viêm phổi trong bệnh viện, bệnh nhân xuất  hiện những dấu hiệu sau:

  • Ho;

Triệu chứng viêm phổi bệnh viện

Triệu chứng viêm phổi bệnh viện

  • Sốt;
  • Khó thở;
  • Khạc đờm nhầy mủ;
  • Hội chứng đông đặc.

Tuy nhiên những triệu chứng lâm sàng của viêm phổi thường bị lẫn trong các bệnh lý khác như bị dị ứng thuốc, trúng độc, nhồi máu phổi, xẹp phổi, viêm khí phế quản, suy tim ứ trệ, hội chứng trụy hô hấp ở người lớn. Bên cạnh đó rất khó phân biệt bệnh nhân bị viêm phổi do dịch hút từ dạ dày vào phổi hay viêm phổi do vi khuẩn gây nên.

Xem thêm  Tổng quan Viêm tai giữa mủ cấp

Các biện pháp chẩn đoán Viêm phổi bệnh viện

Chẩn đoán xác định

– Hình ảnh trên X-quang phổi cho thấy tổn thương mới hoặc vết  thâm nhiễm tiến triển;

– Có thêm ít nhất 2 biểu hiện trong số các triệu chứng sau:

  • Khạc đờm mủ;
  • Sốt;
  • Độ bão hoà oxy trong máu bị giảm;
  • Nồng độ bạch cầu máu ngoại vi tăng trên 10 G/l hoặc giảm dưới 3,5 G/l.

Chẩn đoán nguyên nhân gây viêm phổi bệnh viện

– Xét nghiệm vi sinh vật tồn tại trong bệnh phẩm ở đường hô hấp dưới, phản ứng huyết thanh và máu;

– Những bệnh nhân nghi ngờ mắc viêm phổi bệnh viện cần thực hiện cấy máu 2 lần;

– Trước khi dùng kháng sinh, phải lấy mẫu bệnh phẩm đường hô hấp dưới để cấy tìm vi khuẩn;

Trước khi dùng kháng sinh, phải lấy mẫu bệnh phẩm đường hô hấp dưới để cấy tìm vi khuẩn

Trước khi dùng kháng sinh, phải lấy mẫu bệnh phẩm đường hô hấp dưới để cấy tìm vi khuẩn

– Nội soi phế quản ống mềm mẫu bệnh phẩm;

– Nhuộm gram và cấy tìm vi khuẩn gây bệnh kị khí, hiếu khí từ mẫu dịch, đờm phế quản;

Chẩn đoán phân biệt

– Xẹp phổi: những bệnh nhân đang phải thở máy thường bị xẹp phổi do tắc đờm. Người bệnh xuất hiện các triệu chứng như suy hô hấp, áp lực đường thở tăng cao, rì rào phế nang phổi bên bị tổn thương giảm. Hình ảnh phổi bên tổn thương khi chụp X-quang cho thấy mờ và xẹp. Cách điều trị là cho rút đờm, soi rửa phế quản. 

Xem thêm  Tổng quan Điếc dẫn truyền và điếc tiếp nhận

– Nhồi máu phổi: 

  • Có triệu chứng đau ngực, có thể bị ho ra máu;
  • Dấu hiệu suy hô hấp nặng;
  • Nguy cơ nhồi máu phổi: bệnh van tim hoặc thực hiện phẫu thuật ở vùng tiểu khung;
  • Phân biệt viêm phổi bệnh viện với các bệnh lý khác mặc dù bệnh nhân đã mắc nhưng chưa được phát hiện khi nhập viện, hoặc các bệnh về phổi như nấm phổi, lao phổi,…

 

Các biện pháp điều trị Viêm phổi bệnh viện

Nguyên tắc điều trị:

– Tuỳ theo mức độ nặng nhẹ của tình trạng bệnh mà lựa chọn phương pháp xử trí phù hợp. Những ca bệnh mà bị viêm phổi kèm suy hô hấp cần phải điều trị ở khoa Hồi sức tích cực;

– Để chọn lựa kháng sinh ban đầu để điều trị, cần dựa vào những yếu tố nguy cơ của viêm phổi bệnh viện, tuổi tác người bệnh, mức độ nặng của bệnh, bệnh lý nền, mô hình vi khuẩn gây bệnh đang lưu hành tại địa phương, tác dụng phụ hoặc các tương tác của thuốc.

Điều trị phối hợp:

– Phương pháp hạ sốt: nếu nhiệt độ cơ thể > 38,5 độ C dùng Paracetamol liều 0,5g x 1 viên/lần. Không dùng quá 4 viên/ngày;

– Điện giải bù nước để đảm bảo cơ thể luôn đủ nước;

– Duy trì SpO2 > 90% bằng biện pháp thở Oxy.


Tài liệu tham khảo:

  • Quyết định về việc ban hành tài liệu chuyên môn “hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh hô hấp” | Thư viện Pháp luật
  • Viêm phổi bệnh viện | Vinmec



Theo Medlatec

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc Chuyên viên y tế để được tư vấn cho từng trường hợp Bệnh cụ thể, không tự ý làm theo hướng dẫn của bài viết.

- Advertisement -spot_img
Stay Connected
16,985FansLike
2,458FollowersFollow
61,453SubscribersSubscribe
Tin mới
- Advertisement -spot_img
Bài viết liên quan
- Advertisement -spot_img