HomeBệnh Hay GặpTổng quan Hỗ trợ sinh bằng forceps

Tổng quan Hỗ trợ sinh bằng forceps

- Advertisement -spot_img


Tổng quan Hỗ trợ sinh bằng forceps

 

Đối với những trường hợp sản phụ sinh con theo đường tự nhiên qua ngả âm đạo sẽ có 3 giai đoạn trong cuộc chuyển dạ. Trong đó quan quan trọng nhất là giai đoạn sổ thai (giai đoạn 2) là lúc sản phụ phải dùng sức để rặn kết hợp với các cơn co tử cung để em bé được tống xuất ra ngoài.

Giai đoạn này tốt nhất  chỉ nên kéo dài trong tầm 30 phút vì nếu giai đoạn sổ thai kéo dài hơn khoảng thời gian này sẽ khiến thai nhi gặp nhiều bất lợi như bị ngạt, hoặc nếu mẹ có sẵn các bệnh lý như hen suyễn, suy tim, có vết mổ cũ mà phải gắng sức quá nhiều khi rặn sinh sẽ làm tăng cao nguy cơ biến chứng cho các bệnh lý trên.

Chính vì thế, thường ở những ca sinh khó thì bác sĩ sẽ cân nhắc kết hợp với các biện pháp hỗ trợ sinh ví dụ như giác hút hoặc dùng kẹp forceps để giúp cho quá trình sinh nở của sản phụ diễn ra bớt khó khăn hơn.

Forceps là một dụng cụ gồm có 2 cành tách biệt với nhau, đặc điểm giống thìa rỗng và 2 cành này khi đặt lên đầu của thai nhi sẽ khớp vào với nhau bởi một cái khóa. Sau đó bác sĩ sẽ dùng tay tác động lên forceps nhằm kẹp, xoay đồng thời kéo thai nhi ra ngoài âm đạo và đảm bảo không gây sang chấn cho cả mẹ và bé. Sau khi đã thành công kéo được đầu em bé ra ngoài, bác sĩ sẽ tiếp tục tiến hành các bước đỡ sinh tiếp theo là vai, thân và 2 chi dưới của thai nhi.  

Xem thêm  Tổng quan Tăng sản lành tính tiền liệt tuyến

Lợi ích của việc áp dụng biện pháp hỗ trợ sinh cho mẹ bằng forceps:

Ở các trường hợp thông thường, khi ngôi thai đã di chuyển xuống thấp, hỗ trợ sinh bằng forceps không đòi hỏi phải bỏ ra quá nhiều thời gian để chuẩn bị và thời gian để thực hiện cũng nhanh chóng hơn so với phẫu thuật mổ lấy thai. Bằng việc nhờ tới sự trợ giúp của forceps khi sinh ngả âm đạo, sản phụ có thể tránh được ca sinh mổ. Bởi vì sinh mổ được coi là một cuộc đại phẫu và sản phụ sẽ gặp nhiều rủi ro hơn khi thực hiện như nguy cơ chảy nhiều máu, nhiễm trùng, các biến chứng do thủ thuật gây tê hoặc gây mê. Ngoài ra, sinh ngả âm đạo sẽ có thời gian hồi phục ngắn hơn so với sinh mổ.

Hình ảnh mô tả hỗ trợ sinh bằng forceps

Hình ảnh mô tả hỗ trợ sinh bằng forceps

Các biện pháp điều trị Hỗ trợ sinh bằng forceps

Các bước tiến hành hỗ trợ sinh bằng forceps 

Ekip thực hiện thủ thuật:

  • Bác sĩ, y sĩ, chuyên khoa sản, nữ hộ sinh.

  • Trước khi thực hiện cần khám lại toàn thân và tư vấn cho sản phụ và gia đình;

  • Thực hiện quy trình đảm bảo diệt khuẩn như khi thực hiện phẫu thuật.

Sản phụ:

  • Sản phụ được nằm ở tư thế sản khoa, 2 đùi mở rộng;

  • Mẹ cần nằm yên, nhịp thở đều, không rặn;

  • Sát khuẩn tầng sinh môn và vùng âm hộ;

  • Thông tiểu cho sản phụ trước khi thực hiện đỡ đẻ.

Xem thêm  Tổng quan Nhiễm khuẩn hậu sản

Các bước thực hiện:

  • Đảm bảo sản phụ phải được thăm khám kỹ trước khi bắt đầu thực hiện hỗ trợ sinh, sản phụ đủ điều kiện làm forceps như: tình trạng tầng sinh môn, độ mở cổ tử cung và đo cơn co tử cung,…; ngoài ra cần đánh giá thai nhi: xác định ngôi thai, kiểu thế của thai nhi, đo tim thai, đánh giá tình trạng sức khỏe thai nhi,…

  • Đặt 2 cành forceps, sau đó khớp 2 cành với nhau và kéo. Sử dụng sức của cẳng tay để kéo từ từ theo cơ chế đẻ, tốt nhất là phải phối hợp với sức rặn của sản phụ trong cơn co trừ khi chống chỉ định rặn. Có thể rạch tầng sinh môn giữa 2 cành forceps;

  • Tháo cành forceps: khi lưỡng đỉnh của thai nhi đã lọt qua âm hộ thì ngưng kéo và tháo cành. Cành nào đặt sau thì rút ra trước, cành nào đặt trước thì lấy ra sau. Đỡ thai nhi tương tự như lúc đỡ đẻ thông thường; Chú ý, khi tháo hai cành của forceps cần tránh làm tổn thương thai nhi cũng như đường âm đạo và tầng sinh môn của sản phụ.

  • Kiểm tra mức độ tổn thương của tầng sinh môn và âm đạo;

  • Khâu các vết rách và tầng sinh môn.

Các lưu ý khi trợ sinh bằng forceps:

  • Đặt kẹp phải đặt đúng phần đầu thai nhi, hạn chế tối đa nguy cơ chấn thương. Nếu kỹ thuật đặt không đúng cách có thể khiến cho đầu đứa trẻ phải chịu áp lực lớn thậm chí dẫn tới chảy máu não, sưng não, tổn thương não, biến dạng xương mặt, động kinh,…

  • Trong trường hợp sản phụ được chỉ định hỗ trợ sinh bằng forceps do mắc các bệnh về tim, tiền sản giật, tăng huyết áp,… thì trước khi làm thủ thuật cần phải được điều trị nội khoa thích hợp;

  • Nên giúp sản phụ giảm đau bằng cách gây tê tại chỗ, gây tê tủy sống hoặc gây tê ngoài màng cứng. Chỉ nên rặn khi 2 bướu đỉnh của thai nhi đã lọt ra khỏi âm hộ;

  • Hiện nay, do sự phát triển của y học, việc hỗ trợ sinh bằng forceps ít được áp dụng hơn nhưng bác sĩ vẫn cần phải sử dụng trong một số trường hợp nhất định. Nhiều khi bác sĩ sẽ cân nhắc chỉ định phẫu thuật lấy thai thay vì tiến hành hỗ trợ sinh bằng forceps do việc mổ có thể giảm thiểu tối đa các rủi ro trong khi sinh so với việc dùng forceps trong điều kiện hiện tại của sản phụ;

  • Theo dõi sát sản phụ sau sinh: nhiệt độ, nhịp thở, nhịp tim, huyết áp, lượng máu.

Xem thêm  Tổng quan Bệnh lậu



Theo Medlatec

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc Chuyên viên y tế để được tư vấn cho từng trường hợp Bệnh cụ thể, không tự ý làm theo hướng dẫn của bài viết.

- Advertisement -spot_img
Stay Connected
16,985FansLike
2,458FollowersFollow
61,453SubscribersSubscribe
Tin mới
- Advertisement -spot_img
Bài viết liên quan
- Advertisement -spot_img