HomeBệnh Hay GặpTổng quan Tâm phế mạn

Tổng quan Tâm phế mạn

- Advertisement -spot_img


Tổng quan Tâm phế mạn

Tâm phế mạn được hiểu là một tổ hợp những bệnh lý từ phổi gây ra tình trạng suy tim phải thứ phát. Bệnh được phát hiện nhiều ở những vùng có tỉ lệ người hút thuốc lá cao và môi trường sống thường xuyên bị ô nhiễm dẫn tới sự hình thành các bệnh lý mạn tính ở phổi.

Tâm phế mạn là một tổ hợp những bệnh lý từ phổi gây ra tình trạng suy tim phải thứ phát. 

Tâm phế mạn còn được hiểu là tình trạng suy tim phải do tác động từ việc tăng áp lực động mạch phổi. Hiện tượng tăng áp lực chủ yếu là do hệ lụy từ các bệnh lý về nhóm nhu mô hoặc mạch máu ở phổi. Tuy nhiên, tình trạng suy thất phải thứ phát từ bệnh suy thất trái sẽ không được đánh giá là bệnh tâm phế quản. Trường hợp bệnh nhân gặp phải trường hợp bất thường van tim hoặc mắc bệnh tim bẩm sinh cũng không được liệt vào danh sách các bệnh về tâm phế mạn.

Bệnh tâm phế mạn nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ rất dễ gặp phải những biến chứng nguy hiểm, thậm chí dẫn tới nguy cơ tử vong rất cao.

Nguyên nhân Tâm phế mạn

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (hay bệnh COPD) được xem là nguyên nhân hàng đầu dẫn tới tình trạng tâm phế mạn. Tuy nhiên, cũng có những căn bệnh khác có thể gây ra bệnh hoặc góp phần khiến bệnh tiến triển nhanh như:

  • Bệnh hen suyễn: Những người mắc bệnh hen suyễn nhưng không được điều trị hoặc đang điều trị nhưng không kiểm soát tốt tình trạng sẽ có thể gây ra bệnh tâm phế mạn.

Những người mắc bệnh hen suyễn nhưng không được điều trị hoặc đang điều trị nhưng không kiểm soát tốt tình trạng sẽ có thể gây ra bệnh tâm phế mạn.

Những người mắc bệnh hen suyễn nhưng không được điều trị hoặc đang điều trị nhưng không kiểm soát tốt tình trạng sẽ có thể gây ra bệnh tâm phế mạn.

  • Tình trạng tăng áp lực phổi tiên phát
  • Bệnh bụi phổi
  • Hậu phẫu thuật chữa các bệnh về phổi hoặc gặp phải các chấn thương trực tiếp đến phổi sẽ làm giảm thiểu một lượng lớn nhu mô phổi, nguy cơ sẽ mắc bệnh tâm phế mạn.
  • Người bệnh gặp phải hội chứng ngưng thở khi ngủ.
  • Giải phẫu lồng ngực hoặc tình trạng bị vẹo cột sống, gù lưng rất dễ mắc bệnh tâm phế mạn.
  • Bệnh lao phổi, xơ phổi, viêm phổi kẽ hoặc viêm phế quản mạn tính cũng đều là những tác nhân khiến hình thành bệnh tâm phế mạn.

Triệu chứng Tâm phế mạn

Bệnh tâm phế mạn ở giai đoạn đầu thường sẽ là những triệu chứng của những căn bệnh gây ra tâm phế mạn. Chính vì vậy người bệnh hoàn toàn có thể phát hiện sớm và điều trị các bệnh lý này trước khi có chuyển biến nặng và dẫn tới tâm phế mạn. Một số triệu chứng điển hình ở giai đoạn đầu như:

  • Ho nhiều: Có thể ho khan hoặc ho có đờm đặc
Xem thêm  Tổng quan U ác thực quản

Ho nhiều, ho có đờm đặc có thể là biểu hiện của người bị tâm phế mạn

Ho nhiều, ho có đờm đặc có thể là biểu hiện của người bị tâm phế mạn

  • Khó thở xuất hiện liên tục, đặc biệt là những lúc người bệnh hoạt động mạnh.
  • Một số triệu chứng khác hiếm gặp hơn như: dị dạng lồng ngực hay sốt cao.

Nếu bệnh nhân không được điều trị sớm thì bệnh tâm phế mạn đã bắt đầu phát triển đến giai đoạn động mạch phổi bắt đầu bị tăng áp lực. Các triệu chứng lúc này sẽ xuất hiện với mật độ dày đặc hơn và kèm thêm các triệu chứng khác như: móng tay bị khum lại, nhịp tim đập nhanh bất thường, hơi thở nhanh, cơ thể mệt mỏi thường xuyên,…

Bệnh tâm phế mạn khi tiến triển tới giai đoạn suy thất phải thì người bệnh sẽ xuất hiện thêm các triệu chứng nghiêm trọng hơn như:

  • Các cơn khó thở xuất hiện với tần suất cao, đặc biệt khi đang gắng sức.
  • Một số bộ phận trên cơ thể bắt đầu bị phù: Chân, toàn thân, tĩnh mạch cổ nổi, tình trạng cổ trướng có thể xuất hiện.
  • Đau một số vùng ở bụng, đặc biệt là vùng gan.
  • Da dẻ chuyển màu, môi chuyến tím đen
  • Ngón tay dùi trống
  • Tiểu rắt, tiểu ít
  • Mắt có hiện tượng lồi ra và đỏ lên.
  • Nhịp tim bị rối loạn, có lúc đập nhanh.

Ngoài các triệu chứng bệnh được kể trên thì người bệnh bị tâm phế mạn có thể xuất hiện thêm các triệu chứng bất thường khác tùy thuộc vào bệnh lý nền hiện có và tình trạng sức khỏe người bệnh. Ngay khi phát hiện ra những dấu hiệu nhận biết bệnh đầu tiên thì bệnh nhân cần tìm tới sự trợ giúp từ các bác sĩ có chuyên môn ngay lập tức để tránh bệnh chuyển biến nặng và khó điều trị.

Các biện pháp chẩn đoán Tâm phế mạn

Ngay khi người bệnh tìm tới các cơ sở y tế để chữa bệnh thì các bác sĩ sẽ phải kiểm tra các triệu chứng lâm sàng của bệnh nhân xem có phải dấu hiệu bệnh tâm phế mạn hay không, rồi sau đó sẽ làm các xét nghiệm cận lâm sàng khác. Ngoài những triệu chứng bệnh dễ nhận biết như ho, khó thở, mệt mỏi,… thì bác sĩ cũng sẽ kiểm tra được các triệu chứng khác nhanh chóng như:

– Các dấu hiệu ứ đọng máu vùng ngoại biên: Gan bị sưng to gây đau nhức, có triệu chứng phù toàn thân, phản hồi gan tĩnh mạch cổ ra kết quả dương tính, môi và các đầu chi chuyển tím, tiểu ít,…

Xem thêm  Vợ chồng gần gũi quá ít khiến tôi trót ngoại tình với sếp

– Nghe tim thấy tiếng đập bất thường, xuất hiện rale nổ ở phổi.

– Bệnh nhân sẽ bị đau thắt ngực và có thể dẫn tới ngất xỉu do thiếu máu não hoặc thiếu máu cơ tim.

Một số xét nghiệm cận lâm sàng sẽ được thực hiện để chẩn đoán bệnh tâm phế mạn là:

– Chụp X-quang tim và phổi: Hình ảnh chụp sẽ cho thấy các dấu hiệu giãn động mạch phổi, các tổn thương tại nhóm nhu mô phổi, tim có hình giọt nước hoặc bóng tim to,…

Chụp X-quang tim và phổi chẩn đoán bệnh tâm phế mạn

Chụp X-quang tim và phổi chẩn đoán bệnh tâm phế mạn

– Điện tâm đồ (ECG): Kết quả chỉ ra hiện tượng thất phải dày hơn bình thường.

– Siêu âm tim có thể xác định được: Sự quá tải của thất phải dạng mạn tính (Siêu âm 2D); Kiểm tra được sức cản mạch phổi dựa vào phổ hở van động mạch phổi và van ba lá, tính được áp lực của động mạch phổi (Siêu âm Doppler); Kiểm tra chức năng hoạt động của thông khí phổi và các chức năng hô hấp khác; Thấy xuất hiện toan chuyển hóa, PaO2 giảm và PaCO2 tăng (Khi máu động mạch).

– Thực hiện các xét nghiệm tế bào máu nhằm xác định xem người bệnh có nguy cơ bị đa hồng cầu hay không. Trường hợp đa hồng cầu có thể là biến chứng từ bệnh tâm phế mạn gây ra nhưng cũng có thể lại là nguyên nhân khiến cho bệnh nhân bị tăng áp lực động mạch phổi.

Các biện pháp điều trị Tâm phế mạn

Có rất nhiều phương pháp để điều trị bệnh tâm phế mạn, thế nhưng còn tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe người bệnh mà các bác sĩ sẽ thực hiện một số phương pháp nhất định để xử lý bệnh.

– Liệu pháp oxy: Một trong những triệu chứng điển hình của bệnh tâm phế mạn chính là hiện tượng khó thở, do đó việc đầu tiên nên làm đó chính là trợ giúp việc hít thở cho bệnh nhân. Liệu pháp oxy thường được thực hiện bằng cách xông mũi cung cấp lượng oxy vào trong cơ thể người bệnh nhưng phải lưu ý các vấn đề như phải duy trì lượng PaO2 trên 60 mmHg và SaO2 trên 90%, không được cho bệnh nhân thở oxy tới 100% lập tức mà phải kéo dài thời lượng dùng từ 15 – 20 giờ.

– Điều trị suy tim: Người bệnh tâm phế mạn có thể bị suy tim phải hoặc suy tim toàn phần, thế nhưng hầu hết tình trạng bệnh khi được phát hiện mới chỉ diễn ra suy tim ở bên phải. Các phương pháp điều trị sẽ là:

  • Lợi tiểu và Digitalis: Có thể sử dụng một số loại thuốc như Furosemide (LASIX) với liều lượng từ 2 – 4 viên 40mg/ngày, thuốc Spironolactone (ALDACTONE) với liều dùng từ 1 – 2 viên/ngày, thuốc Aldactone kết hợp với Alizide, thuốc thuộc nhóm Digitale, nhóm dẫn xuất nitre, nhóm thuốc ức chế men chuyển,…
Xem thêm  Tổng quan Viêm thị thần kinh

Có thể sử dụng một số loại thuốc như Furosemide (LASIX) theo chỉ địn của bác sĩ để điều trị

Có thể sử dụng một số loại thuốc như Furosemide (LASIX) theo chỉ địn của bác sĩ để điều trị

  • Các loại thuốc giãn mạch như: Nhóm thuốc ức chế calci (Nifedipine, Dittiazem), nhóm thuốc ức chế thụ thể endothelin (Bosentan), thuốc Sildenafil (Viagra), thuốc Epoprostenol và truyền tĩnh mạch với thuốc prostacycline.

Sử dụng các loại thuốc nhóm Corticoides nhằm xử lý các trường hợp điều trị đợt cấp:

  • Thuốc uống Prednisone 5mg.
  • Thuốc Prednisone 30mg tiêm tĩnh mạch trực tiếp
  • Khí dung dipropionate de beclomethasone.

Một số loại kháng sinh thường được chỉ định cho bệnh nhân mắc bệnh tâm phế mạn như:

  • Trường hợp bệnh nhân gặp tình trạng bội nhiễm phổi – phế quản dạng nhẹ thì sẽ dùng thuốc: Thuốc Azithromycin 250mg hoặc nhóm thuốc Cefadroxil (Droxyl, Oracefal) hoặc Ciprofloxacin  500mg.
  • Trường hợp bệnh nhân gặp tình trạng bội nhiễm phổi – phế quản dạng nặng thì sẽ sử dụng các loại thuốc tiêm trực tiếp vào đường tĩnh mạch như: Một số thuốc trong nhóm Cephalosporine thế hệ I (Cefeloject), thế hệ II (Zinnat), thế hệ III (Claforan), thế hệ IV (Axepim) hoặc nhóm thuốc Fluoroquinolones.

Bên cạnh đó, người bệnh sẽ được hướng dẫn thực hiện các bài tập thở nhằm rút ngắn thời gian hồi phục bệnh và phải tránh xa khỏi các tác nhân gây hại cho hệ hô hấp.

Lưu ý rằng, những phương pháp điều trị ở trên chỉ mang tính chất tham khảo, việc điều trị cụ thể của bệnh nhân cần phải được bác sĩ thăm khám trực tiếp, dựa trên bằng chứng lâm sàng và cận lâm sàng mà các bác sĩ sẽ đánh giá, chẩn đoán, tiên lượng bệnh nhân một cách chính xác nhất để đưa ra phác đồ phù hợp.


Tài liệu tham khảo:

  • Tâm phế mạn: Những điều cần biết | Vinmec
  • Bệnh học tâm phế mạn | Điều trị 
  • Tâm phế mạn | Phổi Việt
  • Chẩn đoán và điều trị tâm phế mạn | BVĐK tỉnh Quảng Ninh



Theo Medlatec

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc Chuyên viên y tế để được tư vấn cho từng trường hợp Bệnh cụ thể, không tự ý làm theo hướng dẫn của bài viết.

- Advertisement -spot_img
Stay Connected
16,985FansLike
2,458FollowersFollow
61,453SubscribersSubscribe
Tin mới
- Advertisement -spot_img
Bài viết liên quan
- Advertisement -spot_img