HomeBệnh Hay GặpTổng quan Hội chứng bại não

Tổng quan Hội chứng bại não

- Advertisement -spot_img


Tổng quan Hội chứng bại não

Bại não (Cerebral palsy – CP) là một hội chứng khiếm khuyết về thần kinh xuất hiện ở trẻ dưới 5 tuổi, do não bị tổn thương một phần không tiến triển, gây ảnh hưởng đến sự phát triển chức năng vận động, ngôn ngữ, giác quan của trẻ.

Tổn thương não có thể xuất hiện trước, trong hoặc ngay sau khi sinh và tồn tại cả đời. CP xảy ra từ 0.1-0.2% trẻ em và ảnh hưởng đến 15% trẻ sơ sinh non tháng. Biểu hiện lâm sàng ở các mức độ khác nhau giữa các cá thể.

Bại não (Cerebral palsy - CP) là một hội chứng khiếm khuyết về thần kinh

Bại não (Cerebral palsy – CP) là một hội chứng khiếm khuyết về thần kinh

Đa số bại não (85–90%) là bẩm sinh, phần lớn các trường hợp không tìm được nguyên nhân cụ thể.

Có bốn loại CP chính

Bại não co cứng

Loại CP phổ biến nhất là CP co cứng. CP co cứng ảnh hưởng đến khoảng 80% những người bị CP. Người bị co cứng CP có tăng trương lực cơ.

– Liệt nửa người:

+ Liệt cứng chủ yếu ở chân, với cánh tay ít bị ảnh hưởng hơn hoặc không bị ảnh hưởng. Những người bị chứng liệt nửa người có thể gặp khó khăn khi đi lại vì cơ hông và cơ chân bị căng khiến chân họ kéo vào nhau, quay vào trong và bắt chéo ở đầu gối.

+ Liệt cánh tay ưu thế nhiều hơn chân: ít ảnh hưởng đi lại hơn

– Liệt tứ chi: là dạng CP cứng nghiêm trọng nhất và ảnh hưởng đến cả tứ chi, thân và mặt. Những người bị chứng liệt cứng tứ chi thường không thể đi lại và thường có các khuyết tật phát triển khác như thiểu năng trí tuệ, co giật (động kinh), hoặc các vấn đề về thị lực, thính giác hoặc lời nói.

Bại não do rối loạn vận động

Người mắc chứng CP loạn vận động có vấn đề trong việc kiểm soát cử động của bàn tay, cánh tay, bàn chân và chân, gây khó khăn cho việc ngồi và đi lại. Các vận động không thể kiểm soát được có thể chậm, quằn quại hoặc có thể nhanh, giật. Đôi khi mặt và lưỡi bị ảnh hưởng và người bệnh gặp khó khăn khi bú, nuốt và nói chuyện. Một người mắc chứng rối loạn vận động CP có trương lực cơ có thể thay đổi trong ngày.

Xem thêm  Tổng quan Lao tai

Bại não mất điều hòa

Những người có CP không điều hòa có vấn đề với sự cân bằng và phối hợp. Bệnh nhân có thể gặp khó khăn với các chuyển động nhanh hoặc chuyển động cần nhiều sự kiểm soát, chẳng hạn như viết. Họ có thể gặp khó khăn trong việc kiểm soát bàn tay, cánh tay của mình khi với lấy một thứ gì đó hoặc có thể rối loạn dáng đi.

Bại não hỗn hợp

– Phối hợp triệu chứng của nhiều loại CP, phổ biến nhất là CP co cứng – loạn vận động.

Nguyên nhân Hội chứng bại não

Bại não là do não phát triển không bình thường hoặc não đang phát triển bị tổn thương. Điều này thường xảy ra trong thời kì bào, nhưng nó có thể xảy ra khi mới sinh hoặc trong giai đoạn sơ sinh. Trong nhiều trường hợp, nguyên nhân không được xác định. Một số nguyên nhân thường gặp:

– Đột biến gen dẫn đến những rối loạn di truyền: đột biến này thường xuất hiện trong quá trình bào thai hình thành và phát triển.

Đột biến gen dẫn đến những rối loạn di truyền gây bệnh bại não

Đột biến gen dẫn đến những rối loạn di truyền gây bệnh bại não

– Nhiễm trùng mẹ ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của thai nhi.

– Thiếu máu não ở thai nhi: nguyên nhân là giảm hoặc gián đoạn sự cung cấp máu cho não đang phát triển.

– Chảy máu não: có thể trong giai đoạn bào thai hoặc sau sinh.

– Viêm não ở trẻ: viêm não nhiễm khuẩn, viêm não tự miễn dịch ….

– Chấn thương sọ não ở trẻ sơ sinh: rơi từ trên giường, tai nạn…

– Thiếu oxy não liên quan đến chuyển dạ hoặc sinh khó: thường gặp trường hợp chuyển dạ kéo dài, mất cân đối thai nhi và khung chậu sản phụ…

Các biện pháp chẩn đoán Hội chứng bại não

Cận lâm sàng

Xem thêm  Tổng quan Tăng sản lành tính tiền liệt tuyến

– Các xét nghiệm có thể được sử dụng khi định hướng các rối loạn về di truyền.

Xét nghiệm gen định hướng các rối loạn về di truyền

Xét nghiệm gen định hướng các rối loạn về di truyền

– Chẩn đoán hình ảnh

+ Chụp cộng hưởng từ (MRI) sọ não: để phát hiện tổn thương não gây CP hoặc bệnh lý phối hợp CP. Do chụp MRI sọ não cần bệnh nhi nằm yên và thời gian chụp tương đối lâu trong phòng kín, do vậy phần lớn trẻ cần được an thần trước đó.

+ Siêu âm sọ não: Đước thực hiện trong thời kỳ sơ sinh qua thóp. Siêu âm không tạo ra hình ảnh chi tiết, nhưng nó có thể cung cấp đánh giá sơ bộ  về não một cách nhanh chóng.

– Điện não đồ (EEG): EEG ghi lại hoạt động điện của não của trẻ bại não, được chỉ định khi có có giật hoặc nghi ngờ co giật, hoặc theo dõi cơn động kinh ở trẻ.

Các biện pháp điều trị Hội chứng bại não

Người bị bại não tùy mức độ bệnh mà có thể cần được chăm sóc suốt đời cùng với  sự phối hợp nhân viên y tế nhiều chuyên khoa: chuyên khoa thần kinh nhi, dinh dưỡng, vận động trị liệu, ngôn ngữ trị liệu, bác sĩ tâm lý.

Không có cách chữa khỏi bại não. Tuy nhiên, có thể giúp cải thiện hoạt động hàng ngày. Lựa chọn dịch vụ chăm sóc sẽ phụ thuộc vào các triệu chứng và nhu cầu cụ thể của trẻ, và nhu cầu có thể thay đổi theo thời gian. Cần can thiệp sớm có thể cải thiện kết quả.

Điều trị thuốc

– Các loại thuốc có tác dụng giãn cơ sử dụng để cải thiện các khả năng hoạt động, điều trị đau và kiểm soát các biến chứng

– Tiêm BotulinumtoxinA (Botox) khi tiêm vào cơ gây liệt tạm thời các cơ co cứng, có tác dụng khoảng 3 tháng.

Tiêm BotulinumtoxinA (Botox) khi tiêm vào cơ gây liệt tạm thời các cơ co cứng, có tác dụng khoảng 3 tháng

Tiêm BotulinumtoxinA (Botox) khi tiêm vào cơ gây liệt tạm thời các cơ co cứng, có tác dụng khoảng 3 tháng

– Thuốc giãn cơ uống: baclofen…

– Thuốc an thần kinh: diazepam …

– Trong một số trường hợp đặc biệt baclofen được bơm vào tủy sống được kiểm soát bởi thiết bị y tế chuyên dụng đặt dưới da bụng (baclofen nội tủy).

Xem thêm  Tổng quan Tràn máu màng phổi

– Thuốc giảm chảy nước dãi, một lựa chọn là tiêm Botox vào tuyến nước bọt khi lợi ích lớn hơn nguy cơ

Trị liệu

– Vật lý trị liệu: giúp tăng cường sức mạnh của các cơ, tăng tính linh hoạt các khớp,tăng khả năng giữ thăng bằng. Người chăm sóc cũng sẽ học cách chăm sóc an toàn cho các nhu cầu cơ bản hàng ngày của trẻ bại liệt tại nhà.

– Trẻ có thể nên dùng nẹp các thiết bị hỗ trợ khác để giúp cải thiện chức năng vận động.

– Thiết bị hỗ trợ di chuyển gồm khung tập đi, gậy(nạng) chống , hệ thống đứng, ghế ngồi, hoặc xe lăn điện để tái hòa nhập cộng đồng

– Liệu pháp ngôn ngữ: có thể giúp trẻ cải thiện khả năng ngôn ngữ bào gồm cả ngôn ngữ kí hiệu. Nhà trị liệu cũng có thể hướng dẫn cách sử dụng các thiết bị giao tiếp (như máy tính, bộ tổng hợp giọng nói), hỗ trợ giao tiếp cho người nhà với trẻ nhi (ngôn ngữ kí hiệu), cũng như các khó khăn khi ăn và nuốt.

– Phẫu thuật chỉnh hình: trẻ bại não bị co cứng hoặc dị tật nghiêm trọng cần can thiệp phẫu thuật, có thể cải thiện khả năng vận động và giảm đau. Phẫu thuật chỉnh hình cũng có thể giúp trẻ CP sử dụng khung tập đi, nẹp hoặc nạng dễ dàng hơn.

– Cắt sợi thần kinh (cắt đốt sống lưng có chọn lọc): một số trường hợp nghiêm trọng, không đáp ứng điều trị, viêc cắt chọn lọc các dây thần kinh chi phối các cơ bị co cứng có thể hiệu quả gọi là phẫu thuật cắt bỏ thân rễ có chọn lọc.



Theo Medlatec

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc Chuyên viên y tế để được tư vấn cho từng trường hợp Bệnh cụ thể, không tự ý làm theo hướng dẫn của bài viết.

- Advertisement -spot_img
Stay Connected
16,985FansLike
2,458FollowersFollow
61,453SubscribersSubscribe
Tin mới
- Advertisement -spot_img
Bài viết liên quan
- Advertisement -spot_img