HomeBệnh Hay GặpTổng quan Phù chân khi mang thai

Tổng quan Phù chân khi mang thai

- Advertisement -spot_img


Tổng quan Phù chân khi mang thai

Thật là diệu kỳ khi một ngày nào đó bạn đón nhận một tin vui khi có một mầm thai bé nhỏ đang phát triển trong bụng mình. Cùng với niềm vui đó, là bao sự biến đổi về cơ thể của bạn trong suốt quá trình mang. Có những sự biến đổi không gây khó chịu, đau đớn nhưng cũng có những biến đối khiến cho bạn thấy khó chịu, đau đớn. Một trong những cảm giác gây khó chịu mà nhiều mẹ bầu gặp phải trong quá trình mang thai là bàn chân bị phù nề.

Hiện tượng bàn chân bị phù nề khi mang thai rất hay gặp ở phụ nữ mang thai

Hiện tượng bàn chân bị phù nề khi mang thai rất hay gặp ở phụ nữ mang thai

Hiện tượng bàn chân bị phù nề khi mang thai rất hay gặp ở phụ nữ mang thai, đặc biệt là gặp vào những tháng cuối của thai kỳ. Hiện tượng đó có thể là do sinh lý, nhưng cũng có thể là dấu hiệu của bệnh lý nguy hiểm khi mang thai như: tiền sản giật, sản giật…Do vậy, bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn những thông tin như: vì sao bạn bị phù chân, khi nào cần đến gặp bác sỹ chuyên khoa, các phương pháp điều trị đơn giản hữu ích để bạn có thể áp dụng tại nhà.

Nguyên nhân Phù chân khi mang thai

Khi nào thì bàn chân của bạn bắt đầu phù nề lên? Vâng, câu trả lời là nó thường xảy ra từ những tháng thứ 5 hoặc 6 của thai kỳ. Vì vậy, bạn sẽ khó có thể nhận ra bàn chân của mình bị phù ở những giai đoạn đầu của thai kỳ.

Xem thêm  Tổng quan Tăng kali máu

– Tam cá nguyệt thứ nhất:

Mức độ tăng nhanh của hormone progesterone trong 3 tháng đầu thai kỳ có thể khiến người mẹ bị rối loạn tiêu hóa như: đầy hơi, chướng bụng, tích nước một chút ở mắt cá chân hoặc mặt, nhưng không nhiều. Nếu không chú ý kỹ thì mẹ bầu rất khó có thể nhận ra hiện tượng phù nề đó. Nhưng nếu mẹ bầu nhận thấy phù nhiều phù sớm ở trong thời kỳ tam cá nguyệt thứ nhất này, đặc biệt là có đi kèm với các triệu chứng như đau đầu hoặc đau bụng hoăc ra máu âm đạo, bạn nên đến khám bác sỹ chuyên khoa ngay.

Tam cá nguyệt thứ nhất - 3 tháng đầu thai kỳ

Tam cá nguyệt thứ nhất – 3 tháng đầu thai kỳ

–  Tam cá nguyệt thứ hai:

Tam cá nguyệt thứ hai được bắt đầu tính từ khi thai ở tuần 13 của thai kỳ (khoảng đầu tháng thứ tư). Trong thời kỳ này, thường vào khoảng tháng thứ 5 hoặc thứ 6 của thai kỳ, mẹ bầu bắt đầu có thể nhận thấy bàn chân của mình bị sưng phù, đặc biệt khi mẹ bầu đứng hoặc đi lại nhiều.

Nguyên nhân là do thể tích máu và chất lỏng trong cơ thể mẹ bầu ở thời kỳ này ngày càng tăng. Thể tích máu của mẹ bầu có thể tăng khoảng 50% trong cả quá trình mang thai, và điều đó đồng nghĩa với việc cơ thể mẹ bầu sẽ giữ nước nhiều hơn. Lượng máu và chất lỏng  bổ sung này sẽ giúp làm mềm cơ tử cung để chuẩn bị cho việc sinh nở. Vài tuần sau khi sinh, lượng máu và chất lỏng này sẽ trở về nình thường.

Xem thêm  Tổng quan Glôcôm nguyên phát góc đóng

– Tam cá nguyệt thứ ba:

Được tính bắt đầu khi thai ở tuần 28 của thai kỳ, thời kỳ này đa phần các mẹ bầu đều thấy bàn chân của mình bị sưng phù rõ. Đặc biệt là khi gần đến những ngày dự kiến sinh, các ngón chân và bàn chân của mẹ bầu có thể sưng phù nhiều hơn, các ngón chân cảm giác giống như những chiếc xúc xích nhỏ.

Lý do do thể tích máu và chất lỏng đang tiếp tục tăng nên nhiều trong cơ thể của mẹ bầu, việc giữ nước sẽ nhiều nên và bàn chân sẽ bị sưng phù nhiều hơn. Tử cung của mẹ bầu cũng trở nên nặng hơn cũng với sự lớn lên của thai nhỉ, tử cung to lên chèn ép vào các mạch máu ở dưới chân cũng làm cho lưu lượng máu trở về tim chậm hơn, khiến mẹ bầu cảm giác khó chịu, không thoải mái. Mẹ bầu cũng không nên lo lắng vì đây là sinh lý tự nhiên khi mang thai.

Ngoài ra, còn có các yếu tố khác có thể làm tăng nguy cơ phù nề ở bàn chân như:

– Thời tiết nóng bức

– Sự mất cân bằng trong chế độ ăn uống

– Sử dụng nhiều caffeine

– Uống không đủ nước

– Đứng lâu, đứng trong một thời gian dài

Triệu chứng Phù chân khi mang thai

Phù chân là một hiện tượng rất bình thường của thai kỳ . Nó cho thấy cơ thể mẹ bầu đang làm việc chăm chỉ để nuôi dưỡng thai nhi.

Xem thêm  Rắc rối chuyện chăn gối ở người tiểu đường và cách giữ phong độ trong "chuyện ấy"

Tuy nhiên, phù chân trong nhiều trường hợp lại là dấu hiệu cảnh báo của một bệnh lý nghiêm trọng hơn. Đó có thể là tiền sản giật và/ hoặc sản giật. Đây là một biến chứng nguy hiểm có thể gặp trong thai kỳ và gây ra tăng huyết áp.

Mẹ bầu cần phải đến gặp bác sỹ nếu bạn nhận thấy các dấu hiệu bất thường sau:

– Phù tay, chân, mặt hoặc quanh mắt đột ngột

– Phù ngày một tăng

– Chóng mặt hoặc mờ mắt

– Đau đầu dữ dội

– Rối loạn tâm thần

– Khó thở

– Hoặc nếu mẹ bầu chỉ thấy phù một bên chân và kèm theo hiện tượng sưng, đau, đỏ hoặc nóng, cũng có thể nghĩ đến bệnh lý huyết khối tĩnh mạch sâu (DVT). Vì: phụ nữ khi mang thai nguy cơ bị rối loạn đông máu cao hơn so với phụ nữ không mang thai.

Bệnh lý huyết khối tĩnh mạch sâu (DVT)

Bệnh lý huyết khối tĩnh mạch sâu (DVT)



Theo Medlatec

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc Chuyên viên y tế để được tư vấn cho từng trường hợp Bệnh cụ thể, không tự ý làm theo hướng dẫn của bài viết.

- Advertisement -spot_img
Stay Connected
16,985FansLike
2,458FollowersFollow
61,453SubscribersSubscribe
Tin mới
- Advertisement -spot_img
Bài viết liên quan
- Advertisement -spot_img