HomeBệnh Hay GặpTổng quan U cơ trơn tử cung

Tổng quan U cơ trơn tử cung

- Advertisement -spot_img


Tổng quan U cơ trơn tử cung

U cơ trơn tử cung không còn là căn bệnh hiếm gặp ở những chị em phụ nữ nữa, bệnh có thể xuất hiện bất kỳ thời điểm nào trong giai đoạn có khả năng sinh sản. Theo thống kê, có tới hơn 70% phụ nữ có nguy cơ mắc phải căn bệnh này ở độ tuổi từ 16 đến 50 tuổi ( trong đó tỷ lệ phụ nữ ở độ tuổi 50 có nguy cơ mắc bệnh cao nhất).

U cơ trơn tử cung là tổ hợp các khối u hình thành và phát triển tại vùng cơ trơn tử cung, trong đó khối u xơ tử cung là điển hình nhất. Kích thước, hình dạng hay tính chất của mỗi khối u ở mỗi bệnh nhân là khác nhau tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe thực tế của người bệnh và các yếu tố tác động xung quanh. Nguyên nhân hình thành các khối u thường có liên quan đến lượng hormone estrogen trong cơ thể làm rối loạn nội tiết tố nữ.

U cơ trơn tử cung là tổ hợp các khối u hình thành và phát triển tại vùng cơ trơn tử cung

U cơ trơn tử cung là tổ hợp các khối u hình thành và phát triển tại vùng cơ trơn tử cung

Khối u cơ trơn tử cung có thể tự teo nhỏ lại và không làm ảnh hưởng đến tình hình sức khỏe người bệnh, tuy nhiên trong nhiều trường hợp khối u phát triển với kích thước lớn có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm cho bệnh nhân. Chính vì vậy, việc phát hiện và xử lý khối u cơ trơn tử cung như thế nào cần được sự tư vấn trợ giúp từ các bác sĩ có chuyên môn.

Nguyên nhân U cơ trơn tử cung

Tỷ lệ các chị em phụ nữ có xuất hiện khối u cơ trơn tử cung có thể lên tới 70%, tuy nhiên không phải trường hợp nào bệnh cũng được chẩn đoán và điều trị. Nguyên nhân là do các khối u hình thành với kích thước nhỏ và không gây ra bất kỳ triệu chứng khó chịu cho người bệnh. Trong một vài trường hợp khối u còn tự teo nhỏ lại ở độ tuổi tiền mãn kinh do đó các bác sĩ đã nhận định rằng sự hình thành khối u cơ trơn tử cung bắt nguồn từ tác động lớn của nội tiết tố (sự tăng cường hormone estrogen).

Phụ nữ thừa cân hoặc mắc bệnh béo phì có nguy cơ bị u cơ trơn tử cung cao gấp 3 lần so với những người khác

Phụ nữ thừa cân hoặc mắc bệnh béo phì có nguy cơ bị u cơ trơn tử cung cao gấp 3 lần so với những người khác

Nguyên nhân chủ yếu gây ra bệnh u cơ trơn tử cung là sự rối loạn nội tiết tố vì vậy các nhóm đối tượng sau đây được cho là có nguy cơ mắc bệnh cao hơn bình thường:

  • Những phụ nữ có độ tuổi từ 16 đến 50 đều có nguy cơ mắc bệnh, tuy nhiên nhóm đối tượng có nguy cơ cao hơn là phụ nữ ngoài 40 tuổi.
  • Phụ nữ dậy thì sớm trước 11 tuổi có nguy cơ sẽ bị u cơ trơn tử cung trong tương lai.
  • Những phụ nữ có mẹ bị u cơ trơn tử cung thì khả năng mắc bệnh có thể gấp 3 lần so với người bình thường.
  • Phụ nữ thừa cân hoặc mắc bệnh béo phì có nguy cơ bị u cơ trơn tử cung cao gấp 3 lần so với những người khác.
Xem thêm  Tổng quan Vàng da tăng bilirubin không liên hợp ở sơ sinh

Triệu chứng U cơ trơn tử cung

Khối u cơ trơn tử cung hay còn được hiểu là u xơ tử cung có kích thước và hình dạng ở mỗi bệnh nhân là khác nhau. Độ xơ cứng của khối u cũng sẽ tỷ lệ thuận với mức độ ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh, các triệu chứng bệnh với mức độ nặng nhẹ khác nhau tùy thuộc vào tính chất của khối u. Dưới đây là một số triệu chứng điển hình thường thấy ở bệnh nhân u cơ trơn tử cung:

  • Rối loạn kinh nguyệt: Khối u xơ có thể nằm tại những vị trí gần vùng niêm mạc tử cung khiến cho độ dày lớp nội mạc tăng lên đáng kể, chính điều này sẽ tạo ra lượng máu kinh ồ ạt do lớp nội mạc dày bong tróc nhiều trong kỳ kinh nguyệt. Trong một vài trường hợp, bệnh nhân còn có thể xuất hiện triệu chứng xuất huyết âm đạo sau chu kỳ kinh nguyệt (rong kinh) hoặc ngoài chu kỳ kinh nguyệt (rong huyết).
  • Đau tức vùng bụng dưới: Hiện tượng đau bụng và có cảm giác nặng bụng có thể xuất hiện khi khối u phát triển lớn và có độ xơ cứng gây thương tổn tới các tổ chức xung quanh. Các cơn đau có thể xuất hiện với tần suất và mức độ nặng hơn trong kỳ kinh nguyệt.

Đau tức vùng bụng dưới

  • Đau bụng khi quan hệ tình dục: Mặc dù khối u nằm trong tử cung chứ không phải trong âm đạo, người phụ nữ vẫn sẽ có cảm giác đau khi quan hệ tình dục bởi áp lực có thể dồn tới tử cung. Đặc biệt đối với những trường hợp khối u xơ nằm gần cổ tử cung sẽ có thể xuất hiện hiện tượng chảy máu khi quan hệ tình dục.
  • Một số trường hợp bệnh nhân có thể bị đau lưng hoặc vùng xương chậu do áp lực lớn từ khối u.
  • Rối loạn tiểu tiện: Khối u có thể nằm gần vùng bàng quang và chèn ép bàng quang gây ra các triệu chứng tiểu tiện khó khăn như tiểu rắt, tiểu nhiều lần,…
Xem thêm  Tổng quan U tuyến giáp lành tính

Các biện pháp chẩn đoán U cơ trơn tử cung

Đầu tiên, các bác sĩ sẽ khám lâm sàng các triệu chứng bất thường của bệnh và kết hợp tìm hiểu thông tin tiền sử bệnh lý có liên quan. Nếu có nghi ngờ xuất hiện khối u trong tử cung bác sĩ sẽ tiến hành thực hiện các phương pháp xét nghiệm thông qua hình ảnh như siêu âm ổ bụng hoặc siêu âm đầu dò âm đạo. Thông thường chỉ cần thực hiện phương pháp này có thể chẩn đoán được sự xuất hiện của khối u xơ trong tử cung, tuy nhiên để chắc chắn hơn thì phương pháp chụp cộng hưởng từ (MRI) có thể bổ sung nhằm chẩn đoán khẳng định có khối u xơ trong tử cung.

Chụp cộng hưởng từ (MRI) giúp hỗ trợ chuẩn đoán U cơ trơn tử cung

Các biện pháp chẩn đoán trên đều có thể cho thấy hình ảnh cụ thể của khối u, vị trí có xuất hiện khối u, kích thước lớn nhỏ, hình dáng khối u,… Tuy nhiên, một số triệu chứng bệnh có thể khiến bác sĩ suy đoán có dấu hiệu ung thư thì phương pháp sinh thiết sẽ được tiến hành. Kết quả sinh thiết tế bào sẽ cho biết khối u là lành tính hay ác tính, từ đó các bác sĩ sẽ đưa ra phương hướng điều trị phù hợp.

Các biện pháp điều trị U cơ trơn tử cung

Trường hợp khối u cơ trơn tử cung mới phát triển với kích thước không quá lớn và ít gây ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh thì bác sĩ sẽ tư vấn bệnh nhân sử dụng các loại thuốc điều hòa nội tiết tố. Các loại thuốc nội tiết tố không có tác dụng đặc trị khối u xơ tử cung nhưng sẽ làm giảm thiểu các triệu chứng bệnh khó chịu và ngăn ngừa nguy cơ khối u phát triển lớn hơn.

Phương pháp MRI HIFU là phương pháp được thực hiện nhằm loại bỏ các khối u bằng sóng siêu âm tần số cao. Phương pháp này mới chưa phổ biến, mặc dù hiệu quả điều trị cao, thời gian điều trị nhanh nhưng chi phí thực hiện khá cao.

Xem thêm  Tổng quan Hội chứng ruột kích thích

Phương pháp nút mạch cũng có thể được thực hiện để xử lý khối u bằng cách sử dụng vật liệu nút mạch để nút các nhóm động mạch đang nuôi dưỡng khối u xơ tử cung. Phương pháp này sẽ khiến khối u không được nuôi dưỡng và có thể teo nhỏ lại trong một khoảng thời gian nhất định.

Phẫu thuật được chỉ định thực hiện trong một số trường hợp đặc biệt, có thể thực hiện phẫu thuật mở hoặc phẫu thuật nội soi tùy thuộc vào vị trí khối u, kích thước khối u và yêu cầu đặc biệt từ bệnh nhân. Mục đích chính của phẫu thuật là loại bỏ hoàn toàn khối u cơ trơn tử cung trong khi hạn chế tối đa tổn thương tới các tổ chức lân cận.

Phẫu thuật được chỉ định thực hiện trong một số trường hợp đặc biệt

Phẫu thuật có thể loại bỏ khối u và giảm thiểu các triệu chứng bệnh ngay, tuy nhiên bệnh nhân vẫn có thể có nguy cơ tái phát bệnh bởi nguyên nhân gây bệnh không thể xử lý triệt để. Bệnh nhân cần phải theo dõi tình trạng sức khỏe thường xuyên và thăm khám phụ khoa định kỳ để loại bỏ các yếu tố ảnh hưởng sức khỏe và phát hiện kịp thời các nguy cơ tái phát bệnh.

Để phòng ngừa xuất hiện các khối u cơ trơn tử cung, chị em phụ nữ cần phải thực hiện thăm khám phụ khoa thường xuyên. Hiện nay các gói khám bệnh sàng lọc bệnh phụ khoa đã xuất hiện ở rất nhiều cơ sở y tế uy tín, vì vậy các chị em hãy liên hệ ngay để được tư vấn gói khám bệnh phù hợp nhất, kịp thời phát hiện các bệnh lý phụ khoa nguy hiểm.


Tài liệu tham khảo

  • U Cơ Trơn Tử Cung Là Gì? Có Nguy Hiểm Không? | Sức khỏe 247
  • U xơ tử cung lành tính có tự teo đi không? | Hệ thống Vinmec
  • Biến chứng của u xơ tử cung: Những điều bạn cần biết | Hệ thống Vinmec
  • U xơ tử cung có nguy cơ chuyển thành ung thư không? | Hệ thống Vinmec
  • Các dấu hiệu của u xơ tử cung | Hệ thống Vinmec



Theo Medlatec

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc Chuyên viên y tế để được tư vấn cho từng trường hợp Bệnh cụ thể, không tự ý làm theo hướng dẫn của bài viết.

- Advertisement -spot_img
Stay Connected
16,985FansLike
2,458FollowersFollow
61,453SubscribersSubscribe
Tin mới
- Advertisement -spot_img
Bài viết liên quan
- Advertisement -spot_img