HomeSống KhỏeBa không khi ăn dứa

Ba không khi ăn dứa

- Advertisement -spot_img


Dứa chứa nhiều vitamin C, mangan, chất chống oxy hóa và đặc biệt là enzyme bromelain – hỗ trợ tiêu hóa và giảm viêm. Tuy nhiên, nếu ăn dứa không đúng cách, bạn có thể gặp phải các vấn đề như kích ứng miệng, đau dạ dày hoặc tương tác với thuốc.

Không nên ăn quá nhiều dứa một lúc, đặc biệt là dứa xanh

Theo Cleveland Clinic, mặc dù dứa rất tốt cho sức khỏe, nhưng ăn quá nhiều cùng lúc có thể gây ra một số tác dụng phụ khó chịu bao gồm hiện tượng rát hoặc ngứa miệng, lưỡi.

qua dua.jpg
Ăn nhiều dứa dễ gây ngứa họng, miệng. Ảnh minh họa: Hoàng Hà

Nguyên nhân chính là enzyme bromelain trong dứa có khả năng phân hủy protein. Khi bạn ăn quá nhiều dứa tươi, bromelain bắt đầu phân hủy các mô protein trong miệng, gây cảm giác rát, ngứa hoặc thậm chí nổi mụn nước nhỏ ở môi và lưỡi. Một số người nhạy cảm có thể cảm thấy miệng nóng rát hoặc viêm nhẹ.

Ngoài ra, dứa còn chứa nhiều axit tự nhiên và chất xơ, nếu ăn quá nhiều dễ gây đầy bụng, tiêu chảy, đau dạ dày.

Dứa chưa chín, đặc biệt là phần lõi hoặc phần gần cuống, chứa nồng độ bromelain và axit cao hơn bình thường.

Không nên ăn dứa khi đói

Dứa có độ axit cao, do đó ăn khi bụng đang rỗng, đặc biệt là vào buổi sáng, có thể gây kích ứng niêm mạc dạ dày, dẫn đến ợ chua, trào ngược axit, đau tức dạ dày, đầy hơi hoặc khó tiêu.

Những người có dạ dày yếu, bị viêm loét dạ dày hoặc trào ngược dạ dày thực quản nên tránh ăn dứa lúc đói. Thay vào đó, bạn có thể kết hợp dứa với yến mạch, sữa chua hoặc các món nhẹ khác để làm dịu độ axit.

Không nên ăn dứa nếu đang dùng một số loại thuốc

Dứa có hoạt tính sinh học cao. Enzyme bromelain có thể tương tác với nhiều loại thuốc, khiến thuốc hấp thụ mạnh hơn hoặc tác dụng phụ tăng lên. Một số tương tác đáng chú ý gồm:

– Thuốc kháng sinh: Dứa có thể làm tăng hấp thu thuốc, khiến thuốc tác dụng mạnh hơn nhưng cũng dễ gây chóng mặt, buồn nôn hoặc tiêu chảy.

– Thuốc chống đông máu: Bromelain trong dứa có tính chất làm loãng máu tự nhiên, có thể tăng nguy cơ chảy máu nếu dùng kèm thuốc chống đông máu.

– Thuốc an thần hoặc thuốc điều trị trầm cảm: Dứa có thể ảnh hưởng đến enzyme gan, làm thay đổi tốc độ phân hủy thuốc trong cơ thể.

Nếu bạn đang dùng thuốc lâu dài, đặc biệt là thuốc tim mạch, kháng sinh, hoặc thuốc liên quan đến hệ thần kinh, hãy hỏi ý kiến bác sĩ trước khi ăn dứa thường xuyên.

Năm không khi ăn ổi

Năm không khi ăn ổi

Bạn không nên ăn ổi khi đói, không ăn nhiều hạt… để tránh các hậu quả tiêu cực tới sức khỏe.

Hai vợ chồng cùng mắc ung thư, bác sĩ cảnh báo thói quen hay gặp khi uống canh

Hai vợ chồng cùng mắc ung thư, bác sĩ cảnh báo thói quen hay gặp khi uống canh

TRUNG QUỐC – Vợ chồng bà Lâm cùng bị ung thư thực quản. Bác sĩ phát hiện cả hai người đều có thói quen không tốt cho sức khỏe.

Lời cảnh báo cho những người thích uống nhiều cà phê

Lời cảnh báo cho những người thích uống nhiều cà phê

Tác dụng của cà phê với mỗi người tùy thuộc vào gene và tình trạng sức khỏe tổng thế, uống nhiều có thể ảnh hưởng tới não, răng, tóc, nội tạng.




Theo Vietnamnet

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc Chuyên viên y tế để được tư vấn cho từng trường hợp Bệnh cụ thể, không tự ý làm theo hướng dẫn của bài viết.

Xem thêm  Hút thuốc lá và hen suyễn
- Advertisement -spot_img
Stay Connected
16,985FansLike
2,458FollowersFollow
61,453SubscribersSubscribe
Tin mới
- Advertisement -spot_img
Bài viết liên quan
- Advertisement -spot_img