HomeSức Khỏe Phụ NữCác dấu hiệu bất thường sau chuyển phôi

Các dấu hiệu bất thường sau chuyển phôi

- Advertisement -spot_img


Nội dung video được tư vấn chuyên môn bởi ThS, BS. Nguyễn Ngọc Chiến, Trung tâm Hỗ trợ sinh sản, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City

Chuyển phôi là một trong những bước nằm trong quy trình của kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm (IVF). Sau khi trứng thụ tinh tạo thành phôi thai khoảng 48 giờ sẽ được các bác sĩ đưa vào tử cung của người mẹ để giúp cho phôi thai bắt đầu làm tổ.

Có rất nhiều nguyên nhân có thể khiến cho quá trình chuyển phôi thất bại. Trường hợp chuyển phôi thành công thì người mẹ sẽ có những biểu hiện của việc mang thai, ngược lại, nếu chuyển phôi không thành công thì sẽ không có bất cứ dấu hiệu gì, việc ghi lại nhật ký chuyển phôi rất quan trọng trong việc phát hiện các dấu hiệu bất thường sau chuyển phôi.

Trong mỗi lần chuyển phôi, các bác sĩ sẽ đưa khoảng 2 – 3 phôi thai vào tử cung người mẹ để tăng khả năng thụ thai thành công và đồng thời giúp kiểm soát số lượng thai nhi phát triển. Để mọi việc được diễn ra thuận lợi, quá trình chuyển phôi thường sẽ được tiến hành sau khi người mẹ rụng trứng từ 2 -3 ngày hoặc đã được tiêm hormon ức chế khả năng rụng trứng tự nhiên với mục đích là để nội mạc tử cung dày hơn, giúp phôi thai làm tổ dễ dàng hơn.

Xem thêm  Lý do phụ nữ hay bị u xơ tử cung

Khoảng thời gian 14 ngày sau chuyển phôi có lẽ là thời gian hồi hộp nhất với những người làm mẹ, chắc hẳn ai cũng sẽ ghi lại nhật ký chuyển phôi của mình để thông báo lại với bác sĩ. Trong thời gian này, nếu xuất hiện các dấu hiệu chuyển phôi không thành công hay bất thường sau thì hãy liên lạc với bác sĩ ngay nhé, các dấu hiệu bao gồm:

  • Bị ra dịch nhầy, một chút máu ở âm đạo hoặc huyết trắng;
  • Cảm thấy mệt mỏi;
  • Đi tiểu thường xuyên và bị táo bón;
  • Đau bụng dưới nhẹ;
  • Tâm lý thay đổi, dễ lo lắng và nóng giận.

Một số nguyên nhân có thể khiến quá trình chuyển phôi không thành công chính có thể là do độ tuổi, chất lượng tinh trùng, chất lượng trứng, phôi không cấy ghép, trứng kém chất lượng, cơ thể tự miễn dịch hoặc chế độ ăn uống, nghỉ ngơi sau chuyển phôi không hợp lý.


hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY.
Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.



Theo Vinmec

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc Chuyên viên y tế để được tư vấn cho từng trường hợp Bệnh cụ thể, không tự ý làm theo hướng dẫn của bài viết.

Xem thêm  Tìm hiểu phương pháp lọc rửa tinh trùng cho các cặp vợ chồng có HIV
- Advertisement -spot_img
Stay Connected
16,985FansLike
2,458FollowersFollow
61,453SubscribersSubscribe
Tin mới
- Advertisement -spot_img
Bài viết liên quan
- Advertisement -spot_img