HomeSức Khỏe Phụ NữLàm thế nào để biết mình có thể bị đái tháo đường...

Làm thế nào để biết mình có thể bị đái tháo đường thai kỳ?

- Advertisement -spot_img


Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ chuyên khoa II Bùi Minh Phúc – Khoa sản phụ khoa – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hạ Long. Bác sĩ có trên 18 năm làm việc trong lĩnh vực sản phụ khoa.

Đái tháo đường thai kỳ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho mẹ và thai nhi. Việc tầm soát đái tháo đường thai kỳ giúp thai phụ phát hiện sớm bệnh, thực hiện chế độ ăn uống và điều trị phù hợp để có thai kỳ an toàn.

1. Vì sao cần tầm soát tiểu đường thai kỳ?

Đái tháo đường thai kỳ (hay tiểu đường thai kỳ) “là tình trạng rối loạn dung nạp glucose ở bất kỳ mức độ nào, khởi phát hoặc được phát hiện lần đầu tiên trong lúc mang thai”. Tình trạng này thường không có triệu chứng nên khó phát hiện và sẽ biến mất sau 6 tuần kể từ khi sinh.

Những đối tượng có nguy cơ bị tiểu đường thai kỳ:



Đái tháo đường thai kỳ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho mẹ và thai nhi

Đái tháo đường thai kỳ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho mẹ và thai nhi

2. Làm thế nào để biết mình bị đái tháo đường thai kỳ?

Muốn biết mình có bị tiểu đường khi mang thai hay không, nhất là các thai phụ có nguy cơ cao, nên thực hiện Tầm soát đái tháo đường thai kỳ tại các cơ sở y tế để được hướng dẫn chế độ phù hợp giúp phòng ngừa và chăm sóc sức khỏe tốt nhất.

Xem thêm  Táo bón sau sinh có nghiêm trọng không và cách nào để giảm táo bón?

Tầm soát đái tháo đường thai kỳ là yếu tố cần thiết để ngăn ngừa các biến chứng đáng sợ của bệnh tiểu đường thai kỳ. Dưới đây là các mốc tầm soát đái tháo đường thai kỳ phụ nữ mang thai cần nhớ để thực hiện đầy đủ:

  • Lần khám thai đầu tiên: các bà mẹ mang thai sẽ được bác sĩ sản khoa khám và tư vấn đánh giá các nguy cơ.
  • Thai phụ không có yếu tố nguy cơ: thử đường huyết lúc đói, nếu kết quả không bình thường từ trên 92 mg/dL thì phải tầm soát bằng nghiệm pháp dung nạp đường từ lúc thai từ tuần 24 đến 28 tuần.
  • Thai phụ có yếu tố nguy cơ: thực hiện tầm soát bằng nghiệm pháp dung nạp đường trong lần khám thai đầu tiên hoặc trong ba tháng đầu. Nếu kết quả bình thường thì cũng nên làm lại nghiệm pháp này lúc thai được 24 đến 28 tuần.

3. Các bước thực hiện tầm soát đái tháo đường thai kỳ



Mẹ bầu sẽ thực hiện xét nghiệm 2 lần để được chẩn đoán xác định bệnh tiểu đường thai kỳ

Mẹ bầu sẽ thực hiện xét nghiệm 2 lần để được chẩn đoán xác định bệnh tiểu đường thai kỳ

Thực hiện 8 giờ sau ăn và 3 ngày trước đó có chế độ ăn carbohydrate bình thường.

Bước 1: Đo glucose máu lúc đói.

Bước 2: Pha 75g glucose trong 200ml nước, uống trong 3-5 phút. Đo glucose máu sau uống 1 giờ và 2 giờ.

Đánh giá kết quả:

Bình thường:

  • Lúc đói: ≤ 5,1 mmol/L
  • Sau 1 giờ: ≤ 10 mmol/L
  • Sau 2 giờ: ≤ 8,5 mmol/L
Xem thêm  Thai 12 tuần siêu âm độ mờ da gáy 0,96mm có sao không?

Bất thường:

  • Nếu từ 2 kết quả vượt giới hạn trên là đái tháo đường thai kỳ.
  • Nếu 1 kết quả vượt giới hạn trên là rối loạn dung nạp đường trong thai kỳ

Xem thêm : Hướng dẫn chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ


hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY.
Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.



Theo Vinmec

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc Chuyên viên y tế để được tư vấn cho từng trường hợp Bệnh cụ thể, không tự ý làm theo hướng dẫn của bài viết.

- Advertisement -spot_img
Stay Connected
16,985FansLike
2,458FollowersFollow
61,453SubscribersSubscribe
Tin mới
- Advertisement -spot_img
Bài viết liên quan
- Advertisement -spot_img