HomeBệnh Hay GặpTổng quan Bạch hầu thanh quản

Tổng quan Bạch hầu thanh quản

- Advertisement -spot_img


Tổng quan Bạch hầu thanh quản

Những trường hợp bệnh nhân bị bệnh bạch hầu mà vị trí nơi vi khuẩn sinh sản đầu tiên là thanh quản thì được gọi là bệnh bạch hầu thanh quản. Đây là một loại bệnh nhiễm khuẩn cấp tính, có giả mạc ở các tuyến hạnh nhân, thanh quản, hầu họng và mũi. Bên cạnh đó, bệnh có thể xuất hiện tại các khu vực như trên da, hoặc ở niêm mạc khác như mắt hoặc bộ phận sinh dục. 

Bệnh bạch hầu thanh quản biểu hiện tình trạng nhiễm độc nhiễm trùng. Nguyên nhân xảy ra hiện tượng này là do ngoại độc tố của vi khuẩn bạch cầu có tên khoa học là Corynebacterium diphtheria  gây nên các tổn thương nghiêm trọng. 

Bệnh bạch hầu thanh quản biểu hiện tình trạng nhiễm độc nhiễm trùn​g

Bệnh bạch hầu thanh quản biểu hiện tình trạng nhiễm độc nhiễm trùn​g

Hầu hết mọi lứa tuổi đều có thể trở thành nạn nhân của căn bệnh này, nhưng đối tượng dễ mắc nhất là trẻ em từ 2 – 7 tuổi cho nên bệnh còn được biết đến khá phổ biến với cái tên bạch hầu thanh quản ở trẻ em. Bệnh thường lây qua các hoạt động tiếp xúc như nói chuyện trực tiếp, ho, hắt hơi,… giao lưu giữa người lành và người bệnh. 

Trên lâm sàng, bệnh bạch hầu nói chung còn có thể xuất hiện những loại khác như bạch hầu họng – amidan, bạch hầu mũi,… nhưng bạch hầu thanh quản chiếm khoảng ¼ trong các trường hợp. Không chỉ dừng lại ở thanh quản, nhiều khi bạch hầu còn có thể tiếp tục lan xuống những khu vực khác.

Nguyên nhân Bạch hầu thanh quản

Theo như nghiên cứu thì vi khuẩn bạch hầu Corynebacterium diphtheriae chính là nguyên nhân gây nên căn bệnh bạch hầu thanh quản. Đây là một loại trực khuẩn Gram dương, không di động và hiếu khí. Bất ngờ hơn, vi khuẩn này chỉ có khả năng sản sinh ra ngoại độc tố khi chính nó bị nhiễm một loại virus đặc biệt có tên thực khuẩn bào bacteriophage. 

Xem thêm  Tổng quan Lao màng bụng

 vi khuẩn bạch hầu Corynebacterium diphtheriae là nguyên nhân gây ra bệnh

 Vi khuẩn bạch hầu Corynebacterium diphtheriae là nguyên nhân gây ra bệnh

Cấu tạo của vi khuẩn bạch cầu: nếu soi dưới kính hiển vi, chúng có dạng hình que hoặc hình dùi trống, rất mảnh và hình thái sắp xếp đặc trưng là giống hàng rào. Có 3 type vi khuẩn bạch hầu điển hình đó là: Mitis, Intermedius và Gravis theo thứ tự khả năng gây bệnh tăng dần. Cả 3 loại trên đều có khả năng sản sinh độc tố nhưng loại Gravis là hung thủ chính gây nên những thể bệnh nặng hơn cả.

Một điểm chung khác của 3 type vi khuẩn bạch hầu trên đó là chúng đều nhạy cảm với các yếu tố hoá học và vật lý. Vi khuẩn sẽ bị chết sau vài giờ phơi dưới ánh sáng trực tiếp từ mặt trời. Còn đối với ánh sáng trong nhà thì nó sẽ bị tiêu diệt sau khoảng vài ngày. Thêm một thông tin về khả năng sinh tồn của loại vi khuẩn này: chúng có thể sống được trong khoảng 10 phút dưới tác động của nhiệt độ 58 độ C, trong môi trường cồn 60 độ và phenol 1% thì sống được tầm 1 phút. Do ngoại độc tố bạch hầu có bản chất là một loại protein mang tính kháng nguyên đặc hiệu, có độc tính cao và đặc biệt là chịu nhiệt kém.

Các type vi khuẩn bạch hầu khác nhau thì lại đều giống nhau về ngoại độc tố. Cơ chế tạo ra vắc xin để tiêm phòng bệnh bạch hầu đó là: xử lý ngoại độc tố bạch hầu bằng formol và nhiệt độ cao làm mất độc lực của nó, hay còn gọi là phương pháp giải độc tố vi khuẩn. 

Triệu chứng Bạch hầu thanh quản

Sau khi bị nhiễm khuẩn sẽ mất từ 2 – 5 ngày để những triệu chứng của bệnh bộc lộ ra ngoài. Bệnh nhân có thể sẽ gặp phải các dấu hiệu sau:

  • Chảy nước mũi.
  • Sốt, ớn lạnh;
Xem thêm  Tổng quan U ác của môi

Triệu chứng bệnh bạch hầu thanh quản

Triệu chứng bệnh bạch hầu thanh quản

  • Ở trẻ em thường thấy khó chịu: bỏ bú, quấy khóc.
  • Ho ông ổng.
  • Khàn tiếng.
  • Khó thở, thở nhanh. Đặc biệt trẻ còn bú hay gặp phải tình trạng này, vì bị khó thở nên trẻ hay phải dừng bú mới có thể thở được.
  • Các hạch ở cổ có dấu hiệu bị sưng.
  • Ở vùng họng xuất hiện một màng có màu xám dày.

Chỉ cần quan sát thời gian phát bệnh và các biểu hiện lâm sàng trên cũng có thể thấy bạch hầu thanh quản là thể bệnh nặng, diễn tiến nhanh và vô cùng nguy hiểm. Một trong các đặc điểm khiến cho căn bệnh này trở nên nghiêm trọng là do bộ phận thanh quản là nơi có kết cấu hẹp nhất của đường thở, nếu màng giả mạc hình thành và phát triển trại đây sẽ gây nên hiện tượng bít tắc đường thở, dễ khiến bệnh nhân hôn mê và đối mặt với nguy cơ tử vong cao. 

Các biện pháp chẩn đoán Bạch hầu thanh quản

– Xác định bệnh thông qua khai thác dịch tễ và các triệu chứng lâm sàng có thể có ở người bệnh.

– Xét nghiệm: tiến hành lấy mẫu giả mạc hoặc bệnh phẩm ở vị trí tổn thương nghi ngờ có vi khuẩn bạch hầu.

– Nhuộm soi Gram để xét nghiệm nhanh vi khuẩn bạch hầu. Trong trường hợp nếu không tìm thấy vi khuẩn bạch hầu khi xét nghiệm và nhuộm soi thì cũng không loại bỏ khả năng bệnh nhân bị mắc bệnh bạch hầu.

Nhuộm soi Gram để xét nghiệm nhanh vi khuẩn bạch hầu

Nhuộm soi Gram để xét nghiệm nhanh vi khuẩn bạch hầu tại MEDLATEC

– Cấy và định danh vi khuẩn: quá trình này mất  nhiều thời gian hơn. Bên cạnh việc phân lập vi khuẩn bạch hầu qua việc nuôi cấy thì cần nuôi cấy bệnh phẩm trên đĩa thạch nhằm mục đích tìm liên cầu tan huyết beta, vì loại vi khuẩn này cũng có khả năng gây nên biểu hiện tại hầu họng giống như vi khuẩn bạch hầu.

Xem thêm  Tổng quan Sốt Q

Các biện pháp điều trị Bạch hầu thanh quản

Khi bị nghi ngờ mắc bệnh bạch hầu, bệnh nhân sẽ được điều trị ngay lập tức với thuốc chống độc tố bạch cầu. Thuốc kháng độc tố sẽ được tiêm bắp hoặc tiêm vào tĩnh mạch nhằm trung hòa độc tố của vi khuẩn đang tồn tại trong cơ thể. Trước khi sử dụng loại thuốc này, người bệnh cần thực hiện xét nghiệm dị ứng da nhằm loại trừ khả năng bị dị ứng với bất kỳ thành phần nào của thuốc.

Trong trường hợp bệnh nhân bị dị ứng thuốc, thì sẽ áp dụng phương pháp giải mẫn cảm với thuốc kháng độc tố bằng cách khởi đầu dùng liều nhẹ rồi sau đó tăng liều dần. 

Bên cạnh đó, bệnh bạch hầu thanh quản cũng có thể được điều trị bằng kháng sinh, giúp làm sạch nhiễm trùng, tiêu diệt vi khuẩn lưu hành trong cơ thể.  Nếu bạch hầu thanh quản có biểu hiện muộn kèm theo triệu chứng tắc nghẽn đường hô hấp, cần tiến hành bóc tách giả mạc để đường thở được thông thoáng. 

Bệnh nhân bị bạch hầu cần phải được nhập viện để điều trị và cần có sự cách ly đặc biệt nhằm tránh lây lan vi khuẩn bạch hầu cho những người khác.


Tài liệu tham khảo:

  • Bạch hầu thanh quản: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị | Vinmec



Theo Medlatec

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc Chuyên viên y tế để được tư vấn cho từng trường hợp Bệnh cụ thể, không tự ý làm theo hướng dẫn của bài viết.

- Advertisement -spot_img
Stay Connected
16,985FansLike
2,458FollowersFollow
61,453SubscribersSubscribe
Tin mới
- Advertisement -spot_img
Bài viết liên quan
- Advertisement -spot_img