Tổng quan Biến chứng của đái tháo đường, nên tầm soát khi nào và ở đâu?
Bệnh đái tháo đường là bệnh rối loạn chuyển hóa, có đặc điểm tăng glucose huyết mạn tính do khiếm khuyết về tiết insulin, về tác động của insulin, hoặc cả hai. Tăng glucose mạn tính trong thời gian dài gây nên những rối loạn chuyển hóa carbohydrate, protide, lipide, gây tổn thương ở nhiều cơ quan khác nhau, đặc biệt ở tim và mạch máu, thận, mắt, thần kinh.
Bệnh đái tháo đường là bệnh rối loạn chuyển hóa
Bệnh đái tháo đường được phân thành 4 loại chính
- Đái tháo đường típ 1 (có cơ chế như bệnh tự miễn, do các tự kháng thể phá hủy tế bào beta tụy, dẫn đến thiếu insulin tuyệt đối).
- Đái tháo đường típ 2 (do giảm chức năng của tế bào beta tụy kèm theo tình trạng đề kháng insulin).
- Đái tháo đường thai kỳ (là tình trạng tăng đường máu được chẩn đoán trong 3 tháng giữa hoặc 3 tháng cuối của thai kỳ và không có bằng chứng về ĐTĐ típ 1, típ 2 trước đó).
- Các loại đái tháo đường đặc biệt do các nguyên nhân khác, như đái tháo đường sơ sinh hoặc đái tháo đường do sử dụng thuốc và hóa chất như sử dụng glucocorticoid, điều trị HIV/AIDS hoặc sau cấy ghép mô…
Tình trạng tăng đường huyết kéo dài không được kiểm soát tốt sẽ dẫn đến những biến chứng cấp tính hoặc mạn tính.
Các biện pháp chẩn đoán Biến chứng của đái tháo đường, nên tầm soát khi nào và ở đâu?
Để phát hiện sớm cũng như hạn chế các biến chứng của đái tháo đường chúng ta nên kiểm tra sức khỏe định kì, những người có nguy cơ đái tháo đường nên kiểm tra đường máu 6-12 tháng/ lần. Những bệnh nhân đang điều trị đái tháo đường nên tái khám định kì, thực hiện các thăm khám, kiểm tra cận lâm sàng theo hướng dẫn của bác sĩ để có thể tầm soát tốt các biến chứng.
Tên xét nghiệm | Lần đầu | Tái khám |
Công thức máu | x | 3- 6 tháng, Tùy tình trạng người bệnh |
Glucose | x | Mỗi lần khám |
HbA1c | x | Mỗi 3 tháng hoặc khi nhập viện không có thông số tham khảo của những lần khám trước |
Fructosamin |
| Mỗi 2 tuần, trừ lần khám có làm HbA1c |
Insulin/C-peptide | x | Làm C-peptide hoặc insulin khi lần đấu chẩn đoán |
Ure | x | Xét nghiệm lần khám đầu, làm lại mỗi 3-6 tháng hoặc tùy theo diễn biến bệnh |
Creatinin, tính eGFR | x | |
ALT | x | Xét nghiệm lần khám đầu, làm lại mỗi 3-6 tháng hoặc tùy theo diễn biến bệnh |
AST | x | |
Na+, K+, Ca++, Cl– | Xét nghiệm lần khám đầu, làm lại mỗi 3-6 tháng hoặc tùy theo diễn biến bệnh | |
Acid uric | x | Xét nghiệm lần khám đầu, làm lại mỗi 3-6 tháng hoặc tùy theo diễn biến bệnh |
ABI, CK, CKMB, BNP, Pro-BNP | x | Tùy tình trạng người bệnh |
Lipid máu | x | Xét nghiệm lần khám đầu, làm lại mỗi 3 tháng |
Tổng phân tích nước tiểu | x | Xét nghiệm lần khám đầu, làm lại mỗi 3-6 tháng hoặc tùy theo diễn biến bệnh |
MAU/creatinin niệu | x | 3- 6 tháng/lần |
Điện tim, X – quang ngực | x | Kiểm tra lần khám đầu, làm lại mỗi 6-12 tháng hoặc tùy theo diễn biến bệnh |
Siêu âm ổ bụng | x | Kiểm tra lần khám đầu, làm lại mỗi 6-12 tháng hoặc tùy theo diễn biến bệnh |
Siêu âm tim, Doppler mạch | x | Tùy tình trạng người bệnh |
Khám răng hàm mặt | x | 3 – 6 tháng/lần, tùy tình trạng người bệnh |
Khám đáy mắt | x | 3 – 6 tháng/lần, tùy tình trạng người bệnh |
Chụp đáy mắt | Theo chỉ định BS chuyên khoa |
Cần kiểm tra đường huyết định kỳ để ổn định bệnh đái tháo đường
Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC có 25 năm thành lập và phát triển, nơi đây quy tụ được đội ngũ chuyên gia, bác sĩ giàu kinh nghiệm, giỏi chuyên môn. Đồng thời, bệnh viện có hệ thống máy móc hiện đại, được nhập khẩu từ nước ngoài. Đặc biệt, với hệ thống Trung tâm Xét nghiệm đạt tiêu chuẩn ISO 15189:2012 cho kết quả chính xác, kịp thời.
Ngoài ra, quý khách hàng có thể chọn lựa dịch vụ lấy mẫu xét nghiệm tại nhà với chi phí đi lại chỉ 10.000 đồng.
Hãy cùng MEDLATEC kiểm soát tình hình đường huyết bằng cách liên hệ hotline 1900 56 56 56.
Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc Chuyên viên y tế để được tư vấn cho từng trường hợp Bệnh cụ thể, không tự ý làm theo hướng dẫn của bài viết.