Tổng quan Hướng dẫn phục hồi chức năng và chăm sóc bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính
Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính hay còn được biết đến với tên viết tắt COPD là một căn bệnh phổ biến về phổi, đặc biệt ở độ tuổi ngoài 55. COPD được xem là một trong những dạng bệnh lý về phổi gây tử vong cao nhất (có thể lên tới 5% số ca tử vong trên thế giới hàng năm) chính vì vậy việc chẩn đoán và điều trị bệnh cần được đặc biệt chú ý.
Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là một căn bệnh phổ biến về phổi
Người mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính thường do nhiều yếu tố tác động tới hệ hô hấp trong một khoảng thời gian dài khiến cho chức năng hô hấp bị tổn thương. Hai tình trạng chính góp phần gây nên bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính chính là: Viêm phế quản tắc nghẽn và tình trạng khí phế thũng.
Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính không thể điều trị khỏi dứt điểm mà chỉ có thể điều trị dài hạn nhằm kiểm soát các triệu chứng bệnh nguy hiểm xảy ra, hạn chế các biến chứng và ngăn ngừa bệnh phát triển nặng hơn. Bên cạnh đó, quá trình phục hồi chức năng và chăm sóc bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính được thực hiện tốt sẽ giúp chất lượng cuộc sống người bệnh không bị ảnh hưởng quá nhiều.
Nguyên nhân Hướng dẫn phục hồi chức năng và chăm sóc bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính
Nguyên nhân gây ra bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính thường bắt nguồn từ việc người bệnh tiếp xúc quá nhiều với các tác nhân gây hại cho đường thở. Các loại khí độc công nghiệp, khí đốt từ nhiên liệu, khói bụi từ môi trường,… đặc biệt là thuốc lá, thuốc lào. Những tác nhân này sẽ được cơ thể người bệnh hít phải và xâm nhập vào hệ hô hấp, sau một khoảng thời gian nhất định mà tổn thương đường thở sẽ dẫn đến căn bệnh nguy hiểm COPD (tùy thuộc vào cơ địa của cơ thể).
Người bệnh tiếp xúc quá nhiều với các tác nhân gây hại cho đường thở do ô nhiễm không khí
Triệu chứng Hướng dẫn phục hồi chức năng và chăm sóc bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính
- Khó thở (đặc biệt là khi người bệnh có hoạt động thể chất hoặc đang gắng sức)
- Khả năng hít thở sâu khó khăn
- Thở khò khè
- Ho kéo dài trong nhiều ngày không thuyên giảm, ho có thể kèm đờm có màu trắng đục, xanh hay vàng.
- Tức ngực hoặc thậm chí đau nhức bên trong lồng ngực
Triệu chứng bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính
- Cơ thể thường xuyên bị mệt mỏi, chán ăn dẫn tới sụt cân nhanh
- Nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng đường thở cao hơn bình thường
- Bàn chân có thể bị sưng phù.
Các biện pháp chẩn đoán Hướng dẫn phục hồi chức năng và chăm sóc bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính
Trước khi đưa ra các phương pháp chẩn đoán bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, các bác sĩ chuyên khoa sẽ kiểm tra lại các thông tin về triệu chứng bất thường của bệnh và tiền sử mắc bệnh có liên quan. Hầu hết nhưng người có bệnh nền hen suyễn và kết hợp hút thuốc lá sẽ có nguy cơ mắc bệnh COPD khá cao hoặc bệnh nhân có người thân trong gia đình mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.
Một số loại xét nghiệm có thể được thực hiện nhằm chẩn đoán bệnh COPD:
– Đo chức năng hô hấp hay còn được gọi là phương pháp hô hấp ký: Phương pháp này sẽ chỉ ra được lượng không khí tối đa mà bệnh nhân có thể hít vào và thở ra nhằm xác định mức độ nặng nhẹ của bệnh. Đây là tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán bệnh. Bệnh được chẩn đoán xác định khi kết quả đo chức năng hô hấp là tình trạng rối loạn thông khí tắc nghẽn không hồi phục hoặc hồi phục không hoàn toàn sau test phục hồi phế quản.
– Chụp X-quang phổi: Kiểm tra khả năng bị khí phế thũng, loại bỏ các vấn đề khác ở phổi và tim.
Chụp X-quang phổi: Kiểm tra khả năng bị khí phế thũng, loại bỏ các vấn đề khác ở phổi và tim
– Chụp CT: Phát hiện khí phế thũng, khả năng có thể thực hiện phẫu thuật và tầm soát ung thư phổi.
– Khí máu động mạch: Kiểm tra lượng khí Oxy và khí Carbonic trong máu có ổn định hay không.
Các biện pháp điều trị Hướng dẫn phục hồi chức năng và chăm sóc bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính
Hầu hết những trường hợp bệnh nhân mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính đều có thể chữa trị bằng thuốc duy trì và kết hợp với các biện pháp phục hồi chức năng hô hấp. Tuy nhiên, vẫn có những ca bệnh cần phải thực hiện phẫu thuật mới có thể xử lý được tình trạng nghiêm trọng từ bệnh, tránh nguy cơ biến chứng nặng hơn.
Điều trị COPD bằng thuốc có thể sử dụng ở dạng viên nén uống, thuốc dạng xịt trực tiếp vào đường thở, thuốc tiêm trực tiếp vào máu hoặc máy hỗ trợ điều trị (khí dung). Những nhóm thuốc được chỉ định cho bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là: Nhóm thuốc giãn phế quản đường phun, hít, xịt, khí dung hoặc đường uống hay đường tiêm, truyền, thuốc Steroid dạng hít (ICS), thuốc hít dạng kết hợp ICS và thuốc giãn phế quản, thuốc Steroid đường uống, thuốc ức chế Phosphodiesterase-4 và một số loại thuốc kháng sinh khi có nhiễm khuẩn hoặc nguy cơ nhiễm khuẩn.
Nếu người bệnh được chỉ định cần phải thực hiện phẫu thuật để xử lý tình trạng bệnh thì sẽ được thực hiện thông qua các loại phẫu thuật như: Phẫu thuật giảm thể tích phổi, phẫu thuật nội soi giảm thể dịch phổi, cấy ghép phổi, cắt bóng khí (bullectomy) hay đặt van một chiều khí quản.
Chỉ định cần phải thực hiện phẫu thuật để xử lý tình trạng bệnh
Để quá trình điều trị bệnh có thể diễn ra hiệu quả nhất thì việc phục hồi chức năng và chăm sóc bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính được xem là yếu tố cực kỳ quan trọng. Đặc biệt là đối với những đối tượng có nguy cơ xuất hiện biến chứng cao nếu không được chuẩn bị kỹ càng trước sẽ rất dễ nguy hiểm đến tính mạng.
– Phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) | Hellobacsi
– 5 biến chứng của bệnh Phổi tắc nghẽn mạn tính và cách phòng ngừa | Sotaysuckhoe
– Phục hồi chức năng hô hấp và chăm sóc bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính | benhviendktinhquangninh
– Phục hồi chức năng hô hấp và chăm sóc giảm nhẹ bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính | Bệnh viện Bạch Mai
Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc Chuyên viên y tế để được tư vấn cho từng trường hợp Bệnh cụ thể, không tự ý làm theo hướng dẫn của bài viết.