HomeBệnh Hay GặpTổng quan Ngộ độc khí CO

Tổng quan Ngộ độc khí CO

- Advertisement -spot_img


Tổng quan Ngộ độc khí CO

Khí Carbon monoxide (CO) là một chất khí không màu, không mùi, không vị, có khả năng cháy, khuếch tán mạnh, tỷ trọng xấp xỉ với tỷ trọng không khí và có độc tính cao, có khả năng gây nguy hiểm tính mạng. Nồng độ khí CO trong không khí bình thường thường dưới 0,001%, khi nồng độ này tới 0,01% đã có khả năng gây độc cho người hít phải. Trong đời sống, CO được sinh ra từ phản ứng cháy không hoàn toàn các hợp chất hydrocarbon.

Khí Carbon monoxide (CO)

Khí Carbon monoxide (CO)

Nguồn tiếp xúc phổ biến như: khói trong các vụ cháy nhà, lò sưởi hoạt động kém, máy phát điện, khí thải xe hơi, khói thuốc lá, xe nâng hàng và các hóa chất như methylen chlorid.

Tại Mỹ, mỗi năm, khí CO gây tử vong cho hơn 400 người, khiến hơn 20000 người đến phòng cấp cứu vào hơn 4000 người phải nhập viện điều trị.

Thời gian bán thải của khí CO trong môi trường khí phòng là từ 4-5h, với 100% oxy là khoảng 1,5h, còn ở oxy cao áp là khoảng hơn 20 phút.

Nguyên nhân Ngộ độc khí CO

– Do ái lực của CO với Hemoglobin trong hồng cầu mạnh gấp hơn 200 lần so với oxy nên khi hít phải, chúng sẽ chiếm dụng hemoglobin tạo thành carboxyhemoglobin, gây thiếu máu và dịch chuyển đường cong O2-Hb sang trái.

– CO có khả năng gắn với cytochrome oxydase của ty thể gây ức chế hô hấp tế bào và làm gián đoạn chuỗi vận chuyển điện tử

– CO có khả năng gây độc trực tiếp lên mô tế bào, gây giảm co bóp cơ tim.

– Khí CO có khả năng hoạt hóa nitric oxide synthase làm tăng nồng độ NO gây giãn mạch

Triệu chứng Ngộ độc khí CO

1. Lâm sàng

Trong môi trường kín chứa nhiều khí CO tới mức gây độc, thường những người hít phải đều có khả năng ngộ độc, vì thế hầu hết đều có triệu chứng gần như nhau:

– Dấu hiệu đầu tiên thường là đau đầu, mệt mỏi, chóng mặt, buồn nôn, nôn, nhìn mờ, có thể có rối loạn hành vi, khó tập trung, kích thích, hưng cảm. Ở giai đoạn này nếu bệnh nhân được tách khỏi nguồn CO thì các triệu chứng có thể cải thiện sớm.

– Ở giai đoạn nặng trong trường hợp ngộ độc nhiều (nồng độ CO trong máu thường trên 30%), phát hiện muộn hoặc nhiễm độc ở người già có bệnh mạn tính như bệnh tim hoặc bệnh phổi mạn tính, hoặc phụ nữ mang thai do thai nhi nhạy cảm đặc biệt với khí CO. Lúc này thường thì người bệnh đã có tổn thương não, tổn thương tim và cơ.

Xem thêm  Tổng quan Phù phổi

Triệu chứng ngộ độc khí CO

Triệu chứng ngộ độc khí CO

+ Tổn thương tim mạch: Thường biểu hiện đau ngực, thiếu máu cơ tim, rối loạn nhịp tim (chiếm 5-6%, chủ yếu là rối loạn tái cực, thay đổi sóng T và đoạn ST), nặng hơn có thể gây nhồi máu cơ tim, trụy mạch hay phù phổi cấp.

+ Tổn thương thần kinh: có thể ngất, co giật, biểu hiện một số dấu hiệu ngoại tháp như run tay chân hay rối loạn trương lực cơ, nhìn mờ, hôn mê. Tình trạng hôn mê có thể cải thiện nhanh chóng nhưng cũng có thể để lại di chứng nặng nề ở khoảng từ ngày thứ 2 đến ngày thứ 40 sau khi tiếp xúc.

+ Tổn thương hệ cơ: thường gặp nhất là tiêu cơ vân nên biểu hiện chủ yếu là triệu chứng của tình trạng này như: đau cơ, căng cơ, sốt, tiểu ít, tiểu sậm, tiểu đỏ, mạch ngoại vi bắt kém.

2. Cận lâm sàng

– Định lượng nồng độ HbCO bằng máu tĩnh mạch hoặc động mạch càng sớm càng tốt. Giới hạn HbCO bình thường ở người không hút thuốc là từ 3-5%, với người hút thuốc là dưới 10%.

Lưu ý nồng độ HbCO trong máu không liên quan với triệu chứng và di chứng thần kinh để lại của bệnh nhân.

Các yếu tố thời gian tiếp xúc với CO, thời điểm thực hiện liệu pháp oxy sẽ ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm nồng độ HbCO, cả hai yếu tố này đều có thể gây giảm nồng độ HbCO thực tế của bệnh nhân.

– Cảm biến SpO2 cầm tay có thể không chính xác vì chúng không thể phân biệt giữa HbCO và Hb-O2 nên dễ sai sót gây tăng SpO2 giả tạo khi đánh giá tình trạng bệnh nhân.

– Các xét nghiệm khác như: Công thức máu, sinh hóa máu, khí máu có thể cho thấy tình trạng toan chuyển hóa do suy tuần hoàn, toan hô hấp do phù phổi, suy thận cấp, tăng nồng độ CK, CPK do tiêu cơ vân.

– Điện tâm đồ đánh giá các rối loạn nhịp tim, tình trạng thiếu máu cơ tim thường gặp trong ngộ độc khí CO.

– Xquang phổi (nếu nghi viêm phổi do sặc, hít bụi khói, phù phổi).

– Chụp cắt lớp vi tính hoặc cộng hưởng từ não để đánh giá tổn thương não như nhồi máu não, thoái hóa myelin do thiếu oxy, hôn mê kéo dài.

Xem thêm  Tổng quan Bệnh viêm lợi do mảng bám răng

Chụp cắt lớp vi tính hoặc cộng hưởng từ não để đánh giá tổn thương não như nhồi máu não

Chụp cắt lớp vi tính hoặc cộng hưởng từ não để đánh giá tổn thương não như nhồi máu não

– Kiểm tra thai với bệnh nhân nữ trong độ tuổi sinh đẻ, theo dõi tim thai khi bệnh nhân có thai.

– Điện não trong trường hợp bệnh nhân có các dấu hiệu thần kinh, co giật, hôn mê…

Các biện pháp chẩn đoán Ngộ độc khí CO

Chẩn đoán xác định:

– Các triệu chứng ngộ độc CO không đặc hiệu, dễ nhầm lẫn với các bệnh lý khác làm cho việc chẩn đoán khó khăn

– Chẩn đoán chủ yếu dựa vào tiền sử tiếp xúc của bệnh nhân với khí CO (trong đám cháy, khói than tổ ong, khí thải xe hơi, methylen chlorid trong không gian kín; kết hợp thêm các dấu hiệu và biểu hiện lâm sàng, nồng độ HbCO trên mức bình thường khi xét nghiệm máu

Chẩn đoán phân biệt:

– Ngộ độc mức độ nhẹ: Thường nhầm với tình trạng cảm cúm hoặc nhiễm virus vì biểu hiện chủ yếu là đau mỏi người, đau đầu, nhức cơ

– Ngộ độc mức độ trung bình: Thường nhầm với rối loạn tiền đình, ngộ độc thức ăn vì các biểu hiện chóng mặt buồn nôn, nôn

– Ngộ độc mức độ nặng: Thường nhầm với các bệnh lý tim mạch thần kinh khác vì các biểu hiện đau ngực, co giật, hôn mê, kích thích vật vã, múa vờn…

Các biện pháp điều trị Ngộ độc khí CO

1. Nguyên tắc điều trị

– Mục đích thay thế khí CO trong máu với oxy càng nhanh càng tốt

– Điều trị không phụ thuộc nồng độ HbCO mà chủ yếu dựa vào các triệu chứng của bệnh nhân

– Phát hiện sớm các ngộ độc và các tổn thương kèm theo

– Đề phòng sớm các biến chứng xuất hiện sau này

2. Điều trị cụ thể

a. Đưa nạn nhân ra khỏi khu vực chứa khí CO:

– Làm thoáng không khí bằng cách mở rộng các cửa, đưa bệnh nhân ra khỏi khu vực nguy hiểm trong điều kiện đảm bảo an toàn cho người cứu hộ

– Đánh giá toàn trạng bệnh nhân khi đã ra khỏi khu vực nguy hiểm, nếu có tình trạng ngừng hô hấp tuần hoàn cần cấp cứu kịp thời bằng các phương tiện tại chỗ

– Lưu ý đeo mặt nạ phòng độc, đề phòng cháy nổ khí CO

b. Liệu pháp oxy: 

– Cho thở oxy càng sớm càng tốt, tốt nhất là ngay sau khi lấy máu xét nghiệm nồng độ HbCO

Xem thêm  Tổng quan Tinh hoàn ẩn

Cho thở oxy càng sớm càng tốt

Cho thở oxy càng sớm càng tốt

– Thở oxy 100% qua mask hoặc qua lều oxy cho trẻ em giúp cải thiện nhanh các triệu chứng lâm sàng, áp dụng cho các trường hợp ngộ độc mức độ nhẹ. Thở oxy 100% cho tới khi nồng độ HbCO giảm còn dưới 2%

– Có thể áp dụng thở máy không xâm nhập CPAP với FiO2 100% hoặc BiBAP với FiO2 100% trong tình trạng bệnh nhân ngộ độc mức độ vừa tỉnh táo, hợp tác tốt, không ứ đọng dịch đờm dãi

c. Oxy cao áp:

– Oxy cao áp có thể làm giảm thời gian bán thải của khí CO xuống còn khoảng 20 phút

– Áp dụng tốt nhất trong 4-5h sau ngộ độc cho các trường hợp:

+ Có triệu chứng thần kinh, mất ý thức, hôn mê, co giật, lẫn lộn, suy giảm nhận thức, ở bất kỳ nồng độ HbCO nào, đặc biệt khi sử dụng Oxy 100% không cải thiện sau 1-2h

+ Có thai và có biểu hiện lâm sàng của ngộ độc khí CO

+ Toan chuyển hóa nặng

+ Nồng độ HbCO > 25% ở bệnh nhân thường, và ở >10% với phụ nữ mang thai

+ Tình trạng bệnh nhân xấu đi trong 5-7 ngày sau ngộ độc

d. Điều trị triệu chứng và hồi sức:

– Cần điều trị các triệu chứng và biến chứng kèm theo

+ Suy hô hấp: Khai thông đường thở, hỗ trợ hô hấp nếu cần thiết như: đặt nội khí quản, thở máy

+ Suy tuần hoàn: Đặt catheter, sử dụng thuốc vận mạch, phát hiện sớm các biến chứng tim mạch để điều trị sớm

+ Điều trị chống co giật

+ Điều trị các tình trạng toan chuyển hóa, tiêu cơ vân, suy thận và các bệnh lý kèm theo nếu có

+ Đánh giá toàn trạng, điều trị các ngộ độc đi kèm nếu có

+ Theo dõi các chỉ số sinh tồn.


Tài liệu tham khảo:

– Tài liệu “The Washington Manual of Medical Therapeutics” năm 2014

– Tài liệu “Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh nội khoa” của Bệnh viện Bạch Mai năm 2017

– Tài liệu “Carbon Monoxide Poisoning” của Centers for Disease Control and Prevention năm 2020



Theo Medlatec

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc Chuyên viên y tế để được tư vấn cho từng trường hợp Bệnh cụ thể, không tự ý làm theo hướng dẫn của bài viết.

- Advertisement -spot_img
Stay Connected
16,985FansLike
2,458FollowersFollow
61,453SubscribersSubscribe
Tin mới
- Advertisement -spot_img
Bài viết liên quan
- Advertisement -spot_img