HomeBệnh Hay GặpTổng quan Nhiễm nấm cryptococcus

Tổng quan Nhiễm nấm cryptococcus

- Advertisement -spot_img


Tổng quan Nhiễm nấm cryptococcus

Nhiễm Cryptococcus là một căn bệnh xảy ra nếu một người hít phải các bào tử nấm có tên là Cryptococcus neoformans lẫn trong đất, không khí, đặc biệt là trong phân chim bồ câu. Bất kỳ ai cũng có thể mắc bệnh này, kể cả người khoẻ mạnh hay người có hệ miễn dịch suy yếu. Cùng thuộc họ Cryptococcus còn có 2 loại nấm khác cũng có khả năng gây bệnh đó là Cryptococcus laurentii và Cryptococcus albidus, tuy nhiên vẫn chưa khẳng định được vai trò bệnh học của 2 loài nấm này.

Nhiễm Cryptococcus là một căn bệnh xảy ra nếu một người hít phải các bào tử nấm

Nhiễm Cryptococcus là một căn bệnh xảy ra nếu một người hít phải các bào tử nấm

Trên lâm sàng, loài nấm Cryptococcus neoformans có ái lực mạnh với tổ chức thần kinh ở người, do đó 2 bệnh lý phổ biến nhất khi nhiễm nấm Cryptococcus là viêm màng não và bệnh viêm não. Triệu chứng điển hình nhất ở người bệnh đó là sốt và nhức đầu, tỷ lệ tử vong ở những người bị viêm não hoặc viêm màng não do nấm Cryptococcus neoformans là rất cao. Ngoài tổ chức thần kinh, loại nấm này cũng có thể gây bệnh ở những cơ quan khác như phổi, máu và da,…

Nguyên nhân Nhiễm nấm cryptococcus

Như chúng tôi đã đề cập ở trên, nguyên nhân chủ yếu dẫn tới bệnh nhiễm nấm Cryptococcus là do bào tử nấm Cryptococcus neoformans gây nên.

Vi nấm hạt men Cryptococcus neoformans bao gồm 2 loại đó là Cryptococcus neoformans var.gattii và Cryptococcus neoformans var.neoformans. Cách để phân biệt 2 loại nấm này là dựa vào kỹ thuật sinh học phân tử hoặc phản ứng sinh hoá. Khi soi dưới kính hiển vi, có thể quan sát thấy bao quanh tế bào nấm Cryptococcus là các thành Mucopolysaccharid rất dày.

– Nấm Cryptococcus neoformans var.gattii:

Khác với loại còn lại, nấm Var.gattii không phân bố trong phân chim hoặc trong đất mà chúng tồn tại chủ yếu trong những chất mục nát ở các hốc cây bạch đàn. Vì thế những vùng có trồng nhiều giống cây này thường phát hiện nhiều ca bệnh liên quan tới loại nấm này. Do nấm Var.gattii có khả năng gây bệnh ở những người khoẻ mạnh (không cần phải là người bị suy giảm miễn dịch), nên có thể coi loại nấm này chính là một vi khuẩn gây bệnh thực thụ chứ không phải là một tác nhân cơ hội hay một yếu tố nguy cơ dẫn tới bệnh Cryptococcus.

Xem thêm  Tổng quan Ung thư phổi giai đoạn cuối, chăm sóc và điều trị giảm nhẹ

Nấm Cryptococcus neoformans dưới kính hiển vi

Nấm Cryptococcus neoformans dưới kính hiển vi

– Nấm Cryptococcus neoformans var.neoformans:

Nấm Var.neoformans có phổ phân bố rộng khắp trên toàn cầu, nơi trú ngụ của loại nấm này là môi trường đất, trên một số loài thực vật, trong phân chim cũ đã khô, cụ thể là phân của chim bồ câu vì nấm Var.neoformans có khả năng chịu khô tốt và chúng biết tìm nguồn dinh dưỡng bằng cách chuyển hóa creatinin có trong phân chim. Nguyên nhân Var.neoformans không phát triển được trong phân chim mới là do vi khuẩn thối rữa làm gia tăng nồng độ pH trong phân khiến Var.neoformans ngừng sinh sôi.

Kích thước của các tế bào nấm Var.neoformans rất nhỏ (chỉ khoảng 2 µm), chúng phát tán trong không khí nhờ gió giống như phấn hoa và xâm nhập vào cơ thể con người thông qua đường hô hấp. Không giống như Var.gattii, Var.neoformans thường tấn công những bệnh nhân có hệ miễn dịch suy yếu như người nhiễm HIV/AIDS, người sử dụng corticoid kéo dài, người bị ung thư, tiểu đường, Hodgin, hoặc bệnh nhân trải qua phẫu thuật ghép tạng,… Và những trường hợp này khi bị mắc thêm bệnh nhiễm nấm Cryptococcus sẽ khiến bệnh nhân phải đối mặt với nguy cơ tử vong cao hơn.

Nhiễm nấm Cryptococcus đang có xu hướng gia tăng mạnh mẽ do sự lan rộng của đại dịch HIV/AIDS, cũng như việc sử dụng ngày càng nhiều của các thuốc ức chế miễn dịch trong điều trị bệnh. Có đến ⅓ trên tổng số người bị bệnh AIDS kèm nhiễm nấm Cryptococcus, đây cũng là nguyên nhân tử vong xếp thứ 4 ở những người bệnh AIDS.

Xem thêm  Tổng quan Suy tủy xương

Triệu chứng Nhiễm nấm cryptococcus

Thông thường, triệu chứng mắc bệnh sẽ rõ rệt hơn ở những bệnh nhân bị suy giảm hệ thống miễn dịch so với những người khoẻ mạnh bình thường. Bệnh nhân có thể bị nhiễm trùng ở não, khi thăm khám sẽ phát hiện ra các biểu hiện như sưng, kích thích tủy sống và não bộ ở người bệnh. Bên cạnh đó cần lưu ý tới những dấu hiệu khác như sau:

– Ho khan.

– Sốt.

– Đau ngực âm ỉ.

– Đau nhức đầu dữ dội.

Đau nhức đầu dữ dội

Đau nhức đầu dữ dội

– Lú lẫn, ý thức mơ hồ.

– Mắt bị mờ hoặc xuất hiện hội chứng song thị (nhìn thấy 2 hình ảnh khác nhau của cùng 1 vật).

– Buồn nôn.

– Cân nặng giảm mà không rõ nguyên nhân.

– Buổi tối bị đồ mồ hôi nhiều một cách bất thường.

– Trên mặt bị nổi mẩn đỏ, loét da.

Các biện pháp chẩn đoán Nhiễm nấm cryptococcus

Dựa trên những biểu hiện lâm sàng, bác sĩ có thể chỉ định lấy mẫu bệnh phẩm của bệnh nhân, bao gồm: đờm, máu, mủ, dịch não tuỷ, mô da bị tổn thương, nước tiểu,… đem đi làm xét nghiệm để phục vụ chẩn đoán bệnh nhiễm nấm Cryptococcus. Các biện pháp chẩn đoán bao gồm:

– Chụp X-quang ngực.

– Chụp CT đầu.

– Nội soi phế quản.

– Sinh thiết phổi.

– Xét nghiệm trực tiếp test nhanh Cryptococcus:

– Nhuộm mẫu bệnh phẩm với dung dịch nigrosin hoặc mực tàu.

– Quan sát dưới kính hiển vi.

Quan sát dưới kính hiển vi để chẩn đoán nhiễm nấm cryptococcus

Quan sát dưới kính hiển vi để chẩn đoán nhiễm nấm cryptococcus

– Hình ảnh hiển thị của nấm Cryptococcus: những tế bào hình bầu dục hoặc là hình tròn, có một lớp vòng sáng bao xung quanh – đây chính là lớp mucopolysaccharide rất dày không bắt màu phẩm nhuộm.

Xem thêm  Tổng quan Liệt hai chân

– Trường hợp lấy dịch não tuỷ làm mẫu bệnh phẩm, cần quay ly tâm trước khi nhuộm, như vậy sẽ dễ quan sát vi khuẩn hơn dưới kính hiển vi.

– Miễn dịch chẩn đoán: có thể phát hiện kháng thể kháng nấm Cryptococcus từ giai đoạn sớm của bệnh đối với ca bệnh nhiễm nấm cư trú, nhưng hầu như rất ít khi phát hiện được nếu nấm gây bệnh ở hệ thần kinh trung ương, kể cả những thể lan tỏa khác. Hiện nay người ta thường dùng kỹ thuật ngưng kết hạt latex trong chẩn đoán.

– Nuôi cấy nấm:

– Nuôi cấy mẫu bệnh phẩm trong khoảng từ 2 – 3 ngày trong môi trường Sabouraud, mức nhiệt ủ là 250 độ C hoặc 370 độ C.

– Nếu trong bệnh phẩm có nấm tồn tại thì sau thời gian nuôi cấy trên, các vi nấm sẽ phát triển to thành khuẩn lạc nhão, màu vàng nâu nhạt. Quan sát dưới kính hiển vi có thể thấy chúng có nang mucopolysaccharide.

Các biện pháp điều trị Nhiễm nấm cryptococcus

Đa số những trường hợp bệnh nhân có hệ miễn dịch khỏe mạnh có thể tự khỏi bệnh. Tuy nhiên những người bị suy giảm hệ miễn dịch thì cần phải đi khám và điều trị tích cực tại bệnh viện, có khi phải chữa trị suốt đời để ngăn không cho nhiễm trùng có cơ hội lan rộng.

Các loại thuốc kháng nấm cần sử dụng trong thời gian dài có thể được chỉ định cho bệnh nhân sử dụng, bao gồm:

– Flucytosine.

– Amphotericin B.

– Fluconazole.

Trong đó loại Amphotericin B có thể gây nên những tác dụng phụ nghiêm trọng.



Theo Medlatec

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc Chuyên viên y tế để được tư vấn cho từng trường hợp Bệnh cụ thể, không tự ý làm theo hướng dẫn của bài viết.

- Advertisement -spot_img
Stay Connected
16,985FansLike
2,458FollowersFollow
61,453SubscribersSubscribe
Tin mới
- Advertisement -spot_img
Bài viết liên quan
- Advertisement -spot_img