Tổng quan Rò âm đạo
Rò âm đạo là hiện tượng hình thành lỗ rò bất thường giữa phần đại tràng – trực tràng – âm đạo. Khí hoặc phân cũng như các chất khác từ trong ruột có thể rò rỉ vào âm đạo qua các lỗ rò.
Rò âm đạo là hiện tượng hình thành lỗ rò bất thường giữa phần đại tràng – trực tràng – âm đạo
Lỗ rò âm đạo được hình thành có thể do:
– Các sang thương sau khi.
– Bệnh viêm đường ruột Crohn.
– Điều trị các ung thư vùng chậu bằng xạ trị
– Tiền sử phẫu thuật vùng chậu có biến chứng.
Rò âm đạo gây khó chịu và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người phụ nữ.
Giải phẫu hoc âm đạo: âm đạo là một cơ quan thuộc đường sinh sản của nữ giới. Nó là một ống cơ sợi kéo dài ra phía sau từ lỗ âm đạo đến cổ tử cung..
Âm đạo có liên quan mật thiết đến nhiều cơ quan trong vùng chậu: Thành trước liên quan với bàng quang và niệu đạo, Thành sau liên quan đến túi hậu môn, trực tràng và ống hậu môn, thành bên liên quan đến niệu quản và cơ thắt.
Nguyên nhân Rò âm đạo
Lỗ rò âm đạo có thể được hình thành do những nguyên nhân sau:
– Các chấn thương sau sinh: Các chấn thương sau khi sinh là nguyên nhân thường gặp nhất gây rò âm đạo như: rách tầng sinh môn, nhiễm trùng vùng tầng sinh môn sau khi khâu…. Những tổn thương này thường xảy ra sau một cuộc chuyển dạ khó, kéo dài. Ngoài ra, rò âm đạo có thể do chấn thương cơ vòng hậu môn hoặc cơ vòng ở đoạn cuối trực tràng có vai trò giữ phân.
Các chấn thương sau khi sinh là nguyên nhân thường gặp nhất gây rò âm đạo
– Bệnh lý Crohn: đứng thứ hai sau nguyên nhân các chấn thương sau sinh, đây là bệnh gây niêm mạc đường tiêu hóa . Phụ nữ khi bị bệnh Crohn sẽ làm tăng nguy cơ hình thành lỗ rò âm đạo.
– Các khôi ung thư ở vùng chậu hoặc điều trị bằng xạ trị: Các khối u ác tính ở vùng chậu như:trực tràng, âm đạo, cổ tử cung, tử cung hoặc ống hậu môn có thể biến chứng hình thành nên lỗ rò âm đạo. Việc điều trị bằng xạ trị cũng có thể làm tăng nguy cơ hình thành nên lỗ rò âm đạo. Thông thường, sau khi điều trị bằng xạ trị trong vòng 6 tháng đến 2 năm sau mới hình thành lỗ rò âm đạo
– Các phẫu thuật ở vùng hậu môn – trực tràng hoặc vùng đáy: (Như phẫu thuật cắt tử cung), các tai biến trong khi phẫu thuật hoặc biến chứng nhiễm trùng sau phẫu thuật có thể hình thành một lỗ rò. Tuy nhiên thường rất hiếm khi xảy ra.
– Các nguyên nhân khác: Các nhiễm trùng ở vùng hậu môn- trực tràng như: viêm túi thừa trực tràng, viêm loét đại trực tràng, táo bón kéo dài cũng có thể hình thành các lỗ rò ở đường sinh dục. Ngoài ra, những chấn thương ở âm đạo trong sinh hoạt hàng ngày cũng gây ra các lỗ rò.
Triệu chứng Rò âm đạo
Các triệu chứng có thể từ nhẹ cho đến nặng phụ thuộc vào kích thước và vị trí của lỗ rò. Rò âm đạo có các triệu chứng có thể gặp sau:
– Thấy có khí, phân ở trong âm đạo thông qua lỗ rò.
– Khí hư ở âm đạo có mùi lạ (hôi) gây viêm âm đạo
– Thường xuyên bị tái phát nhiễm khuẩn đường niệu hoặc viêm âm đạo.
– Âm hộ, âm đạo và vùng đáy chậu hay bị kích ứng và đau.
Âm hộ, âm đạo và vùng đáy chậu hay bị kích ứng và đau
– Quan hệ tình dục thấy đau.
Bạn cần phải đi khám ngay, nếu gặp bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng của rò âm đạo. Bác sỹ kiểm tra, tìm nguyên nhân gây ra lỗ rò từ đó đưa ra pháp pháp điều trị đạt hiểu quả tốt nhất.
Các biện pháp chẩn đoán Rò âm đạo
Để hướng tới chẩn đoán rò âm đạo, bác sỹ sẽ cần phải khai thác các thông tin cần thiết như:
– Các triệu chứng nghi ngờ rò âm đạo bắt đầu khi nào?
– Các triệu chứng này có liên tục, thường xuyên hay không?
– Mô tả các triệu chứng của bạn?
– Bạn cải thiện các triệu chứng khó chịu đó như thế nào?
– Những tác nhân hoặc yếu tố gì tác động khiến các triệu chứng của bạn có thể trở nên trầm trọng hơn?
– Bạn có thể đi đại tiện thường xuyên không?
– Bạn có bị són phân hoặc việc kiểm soát phân của bạn có dễ dàng không hay bạn không kiểm soát được?
– Bạn có thường xuyên bị táo bón hoặc táo bón kéo dài không?
– Bạn đã sinh con chưa, đặc biệt là sinh thường qua đường âm đạo không? Trong quá trình chuyển dạ hoặc sau sinh bạn có phải cắt tầng sinh môn không? Có bị các chấn thương hoặc biến chứng nhiễm trùng gì ở tầng sinh môn không?
– Tiền sử đã từng phẫu thuật các cơ quan ở vùng chậu chưa?
– Tiền sử có bị ung thư các cơ quan ở vùng chậu không,phương pháp điều trị các khối ung thư đó là gì? có phải điều trị xạ trị không?
– Bạn đã từng phải xạ trị ở vùng chậu chưa?
– Bạn có đang bị mắc các bệnh lý nào khác không, như bệnh viêm ruột Crohn?
Khám vùng chậu: bác sỹ sẽ dùng tay có đeo găng để thăm khám vùng âm đạo, hậu môn và đáy chậu, giúp xác định vị trí lỗ rò âm đạo, các khối u, ổ áp- xe khác. Với những lỗ rò nằm thấp trong âm đạo, bác sỹ chỉ cần dùng mỏ vịt cũng có thể dễ dàng nhìn thấy lỗ rò.
– Các phương pháp thăm dò khác giúp xác định lỗ rò như :
+ Chụp Xquang vùng âm đạo: sử dụng các chất cản quang để giúp hiển thị âm đạo và ruột trên hình ảnh xquang. Phương pháp này giúp xác định các lỗ rò nằm phía trên trực tràng.
+ Thử nghiệm xanh Metylen: Tiến hành đặt vào âm đạo của bạn một miếng Tampon , sau đó tiến hành tiêm thuốc xanh Methylen vào trực tràng. Nếu thấy Tampon bị nhuốm màu xanh của Methylen thì cho thấy có lỗ rò âm đạo.
+ Chụp cắt lớp vi tính (chụp CT) vùng ổ bụng và vùng xương chậu; Chụp CT giúp xác định vị trí lỗ rò và nguyên nhân gây ra lỗ rò.
Chụp CT giúp xác định vị trí lỗ rò và nguyên nhân gây ra lỗ rò
+ Chụp cộng hưởng từ (chụp MRI) vùng ổ bụng và vùng chậu: giúp xác định vị trí lỗ rò, các cơ quan vùng chậu khác có liên quan hoặc xác định các khối u khác
+ Siêu âm hậu môn – trực tràng:
+ Nội soi đại tràng nếu nghi ngờ có bệnh viêm ruột. Nội soi đại tràng kết hợp với sinh thiết xác định có bị bệnh Crohn hay không.
Các biện pháp điều trị Rò âm đạo
Việc điều trị có hiệu quả tốt hay không sẽ phụ thuộc rất nhiều vào việc tìm được nguyên nhân gây lỗ rò, kích thước và vị trí của lỗ rò cũng như lỗ rò đó có gây ảnh hưởng đến các cơ quan lân cận. Các triệu chứng của rò âm đạo có thể gây ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống của người phụ nữ, nhưng việc điều trị lại đem lại hiệu quả rất tốt.
Điều trị nội khoa
Một số loại thuốc có tác dụng điều trị lỗ rò hoặc chuẩn bị trước cuộc phẫu thuật. Bao gồm :
– Thuốc kháng sinh: nếu lỗ rò có nhiễm trùng hoặc sử dụng cho những người bị bệnh Crohn có kèm theo có lỗ rò hoặc sử dụng trước khi phẫu thuật.
– Infliximab: giúp giảm viêm và chữa lành lỗ rò ở người bị bệnh Crohn.
Điều trị ngoại khoa:
Phẫu thuật đóng hoặc sửa chữa lỗ rò là phương pháp điều trị hiệu quả nhất. Mục đích phẫu thuật: là tìm và phá vỡ các đường rò và đóng các lỗ rò bằng cách khâu các mô còn lành lại với nhau. Trước khi tiến hành phẫu thuật, bác sỹ chuyên khoa cần phải đảm bảo rằng da và các mô lành xung quang không bị nhiễm trùng, viêm nhiễm.
Phẫu thuật đóng hoặc sửa chữa lỗ rò là phương pháp điều trị hiệu quả nhất
Các phương pháp phẫu thuật bao gồm:
– Khâu đóng các lỗ rò hoặc sử dụng những miếng dán mô nhân tạo có bản chất sinh học dán vào lỗ rò để mô mới phát triển vào miếng vá và đóng các lỗ rò lại.
– Sử dụng các vạt mô lành được lấy từ các cơ quan lân cận có bản chất giống với mô ở lỗ rò để đóng lại lỗ rò.
– Điều trị dứt điểm các tổn thương ở cơ vòng hậu môn hoặc chấn thương mô do điều trị xạ trị hoặc điều trị dứt điểm bệnh lý Crohn.
– Trong những trường hợp lỗ rò phức tạp, có nhiều lỗ rò nên phẫu thuật cắt đại tràng cuối trước khi thực hiện sửa chữa các lỗ rò, điều hướng phân đi qua lỗ mở trong bụng thay vì qua trực tràng.
Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc Chuyên viên y tế để được tư vấn cho từng trường hợp Bệnh cụ thể, không tự ý làm theo hướng dẫn của bài viết.