HomeBệnh Hay GặpTổng quan U ác của lợi răng

Tổng quan U ác của lợi răng

- Advertisement -spot_img


Tổng quan U ác của lợi răng

Ung thư khoang miệng nằm trong top 10 loại bệnh ung thư phổ biến nhất hiện nay và căn bệnh này nhanh chóng trở thành vấn nạn về sức khoẻ trên toàn thế giới. Trong các trường hợp bị ung thư khoang miệng thì tại thời điểm được chẩn đoán có tới 53% số người bệnh xuất hiện dấu hiệu ung thư lan tràn tại vùng hoặc đã có hiện tượng di căn xa. Nghiêm trọng hơn, bệnh nhân mắc ung thư khoang miệng có tỷ lệ tử vong khá cao. Các loại ung thư hình thành trong khoang miệng đó là:

  • Ung thư lợi răng: bao gồm cả lợi ở hàm trên và hàm dưới

         Ung thư khoang miệng nằm trong top 10 loại bệnh ung thư phổ biến nhất hiện nay

  • Ung thư môi: gồm có mép, môi trên và môi dưới;
  • Ung thư khẩu cái mềm;
  • Ung thư khẩu cái cứng;
  • Ung thư lưỡi.
  • Một loại ung thư điển hình của ung thư khoang miệng đó là ung thư lợi răng do niêm mạc miệng có sự biến đổi ác tính, bất thường. Phần lớn các tế bào ung thư lợi răng đều hình thành và phát triển ngay trên bề mặt của lợi và đây cũng được coi là một dạng khác của ung thư da (hay còn gọi là carcinoma tế bào vảy).
  • Ở giai đoạn mới chớm, các tế bào ung thư có thể biểu hiện dưới dạng một vết thương chưa lành hoặc một ổ loét ở trong khoang miệng. Màu sắc thường là màu trắng, hoặc màu đỏ, giống như một khối lợi bị sưng lên. Các răng tại khu vực ổ loét có dấu hiệu lung lay hơn so với những chỗ bình thường.
  • Trên thực tế, tỷ lệ nam giới mắc phải ung thư lợi răng cao hơn so với nữ giới và bệnh này xảy ra phổ biến hơn ở lứa tuổi trên 40.
  • Ung thư khoang miệng nằm trong top 10 loại bệnh ung thư phổ biến nhất hiện nay và căn bệnh này nhanh chóng trở thành vấn nạn về sức khoẻ trên toàn thế giới. Trong các trường hợp bị ung thư khoang miệng thì tại thời điểm được chẩn đoán có tới 53% số người bệnh xuất hiện dấu hiệu ung thư lan tràn tại vùng hoặc đã có hiện tượng di căn xa. Nghiêm trọng hơn, bệnh nhân mắc ung thư khoang miệng có tỷ lệ tử vong khá cao. Các loại ung thư hình thành trong khoang miệng đó là:
  • Ung thư lợi răng: bao gồm cả lợi ở hàm trên và hàm dưới;
  • Ung thư môi: gồm có mép, môi trên và môi dưới;
  • Ung thư khẩu cái mềm;
  • Ung thư khẩu cái cứng;
  • Ung thư lưỡi.

Một loại ung thư điển hình của ung thư khoang miệng đó là ung thư lợi răng do niêm mạc miệng có sự biến đổi ác tính, bất thường. Phần lớn các tế bào ung thư lợi răng đều hình thành và phát triển ngay trên bề mặt của lợi và đây cũng được coi là một dạng khác của ung thư da (hay còn gọi là carcinoma tế bào vảy).

Xem thêm  Tổng quan Mất ngủ

Ở giai đoạn mới chớm, các tế bào ung thư có thể biểu hiện dưới dạng một vết thương chưa lành hoặc một ổ loét ở trong khoang miệng. Màu sắc thường là màu trắng, hoặc màu đỏ, giống như một khối lợi bị sưng lên. Các răng tại khu vực ổ loét có dấu hiệu lung lay hơn so với những chỗ bình thường.
Trên thực tế, tỷ lệ nam giới mắc phải ung thư lợi răng cao hơn so với nữ giới và bệnh này xảy ra phổ biến hơn ở lứa tuổi trên 40.

Nguyên nhân U ác của lợi răng

Vẫn còn là một ẩn số để giải thích được gốc rễ tại sao các tế bào ở lợi răng lại phát triển đột biến dẫn tới ung thư. Tuy nhiên nếu xét tới một vài các yếu tố nguy cơ, có thể nhận ra sự liên quan giữa những yếu tố này với căn bệnh ung thư lợi răng:

  • Nam giới từ 40 tuổi trở lên;
  • Chế độ ăn nghèo nàn chất xơ từ rau củ và vitamin từ trái cây;
  • Người bị nhiễm virus HPV;
  • Lười vệ sinh răng miệng hoặc vệ sinh răng miệng không đúng cách, tạo cơ hội cho sự xâm nhập và sinh sôi của vi khuẩn trong khoang miệng;

Lười vệ sinh răng miệng hoặc vệ sinh răng miệng không đúng cách

  • Các kích ứng mạn tính trong khoang miệng;
  • Không sử dụng răng giả đúng cách khiến niêm mạc bị kích thích trong thời gian dài;
  • Có một số trường hợp dùng thuốc kích thích mô nướu tăng trưởng khiến cho răng bị lợi bao phủ, dẫn tới việc vệ sinh răng miệng kém.

Triệu chứng U ác của lợi răng

Không giống như những bệnh lý ung thư khác, bệnh nhân có thể dễ dàng nhận ra những triệu chứng của ung thư lợi răng, do đó bệnh có cơ hội được phát  hiện từ sớm và áp dụng các biện pháp điều trị kịp thời. Nếu cảm nhận được sự bất thường trong khoang miệng, bệnh nhân hãy đặc biệt lưu ý các triệu chứng như sau:
Các tổn thương ở lợi răng:

  • Lợi bị chảy máu;

Lợi bị chảy máu

  • Tổn thương lâu lành gây khó chịu, đau nhức và hơn 2 tuần không có dấu hiệu thuyên giảm;
  • Lợi bị sưng và thay đổi màu sắc: không còn là màu hồng như bình thường, lợi chuyển sang màu đỏ hoặc trắng kèm theo các biểu hiện như chân răng bị chảy mủ dịch trắng, chảy máu, hơi thở có mùi hôi,…;
  • Xuất hiện khối u ở lợi: do sự phát triển không kiểm soát của khối u ác tính dẫn tới sự hình thành của khối u ở lợi răng. Khối u này có đặc điểm điển hình là nổi cục, đau nhức và màu đậm hơn so với các vùng khác.
Xem thêm  Tổng quan Loét aptor niêm mạc miệng

Răng vùng loét: yếu dần và lung lay do lợi bị tổn thương không giữ được chân răng. Tuy nhiên đây cũng là một trong các triệu chứng của bệnh viêm chân răng, do đó bệnh nhân cần đi gặp bác sĩ để được chẩn đoán đúng bệnh;

Lưỡi: bị lở loét và đau do ảnh hưởng của khối u trên lợi răng. Điều này khiến cho bệnh nhân gặp khó khăn trong giao tiếp và ăn uống;

Vị giác thay đổi;

Sụt cân bất thường;

Hạch bạch huyết vùng hầu họng hoặc vùng cổ sưng to kéo dài (> 2 tuần).

Các biện pháp chẩn đoán U ác của lợi răng

Để xác định được chính xác tình trạng của bệnh lý, bác sĩ sẽ kết hợp cả thăm khám lâm sàng và các xét nghiệm cần thiết, bao gồm:

Khám tai mũi họng: nhằm phát hiện tất cả các tổn thương trong khoang miệng;

Sờ nắn hạch: khám hệ thống hạch ở 2 bên cổ, hạch dưới cằm và hạch dưới hàm;

Chụp X-quang: để tìm ra những tổn thương đã xâm lấn vào xương hoặc xâm nhập sâu;

Chụp X-quang

– Sinh thiết tế bào: bệnh  nhân cần được gây tê hoặc gây mê để tiến hành sinh thiết, đặc biệt là đối với các trường hợp u ở sâu hoặc u thâm nhiễm;

– Chụp CT hoặc MRI: áp dụng bổ trợ để rà soát những khối u đã lan rộng, xâm nhập vào các cơ lưỡi hoặc ở những khu vực khó phát hiện khi chỉ khám lâm sàng;

– Khám toàn thân: nhằm kiểm tra xem khối u đã di căn sang các bộ phận khác hay chưa và đánh giá khả năng điều trị cho từng trường hợp bệnh nhân.

Các biện pháp điều trị U ác của lợi răng

Cơ hội cho những bệnh nhân bị ung thư lợi răng

Ngày nay, nhờ sự cải tiến không ngừng của kỹ thuật y khoa mà có thể kết hợp được các biện pháp khác nhau trong điều trị ung thư lợi răng. Cụ thể như sau:

Phương pháp phẫu thuật:

Đây là một kỹ thuật phổ biến giúp loại bỏ khối u và cả những mô xung quanh khu vực lợi răng đã bị tổn thương bởi tế bào ung thư. Đối với những khối u nhỏ, bác sĩ sẽ cắt bỏ vùng nướu nhỏ, còn khối u lớn cần được mở rộng sang nhiều vùng khác.

– Hóa trị:

Khác với việc loại bỏ khối u bằng cách xâm lấn như phẫu thuật cắt mổ, biện pháp hoá trị tận dụng sức mạnh của hoá chất để tiêu diệt tế bào ung thư. Thuốc hoá trị có thể được dùng riêng lẻ hoặc dùng nhiều loại với nhau, kết  hợp với các phương pháp điều trị khác để tăng tính hiệu quả trong điều trị ung thư.

Xem thêm  Tổng quan Viêm phổi bệnh viện

Xạ trị:

Xạ trị là một kỹ thuật áp dụng tia X có năng lượng cao để truy quét và “thủ tiêu” các tế bào ung thư và thường người ta sẽ ứng dụng phương pháp này khi bệnh nhân đang ở giai đoạn đầu của ung thư lợi răng. Xạ trị có thể được sử dụng kết hợp với hoá trị nhằm tăng cường khả năng đánh bại ung thư cho bệnh nhân.

Xạ trị là một kỹ thuật áp dụng tia X có năng lượng cao để truy quét và “thủ tiêu” các tế bào ung thư

Các phương pháp điều trị ung thư có thể gây nên tác dụng phụ gì? 

  • Tình trạng xuất huyết không kiểm soát;
  • Chán ăn, khả năng ăn uống và nói chuyện bị hạn chế;
  • Sau điều trị, ung thư vẫn có khả năng bị tái phát;
  • Mất răng;
  • Khối u di căn: lan sang những vùng lân cận, những cơ quan khác của cơ thể, di căn vào các hạch bạch huyết vùng cổ,…

Các biện pháp điều trị bổ sung:

Một số phương pháp khác cũng có thể đi kèm với phác đồ điều trị chính với mục đích là bổ trợ và giúp giảm thiểu những tác dụng phụ khi điều trị, nhờ đó bệnh nhân cảm thấy bớt đau đớn cũng như tình trạng sức khỏe được cải thiện tích cực hơn:

  • Nếu trong quá trình điều trị xuất hiện tình trạng nôn mửa, có thể kê thêm thuốc chống nôn cho bệnh nhân;
  • Truyền máu bổ sung nếu người bệnh bị thiếu máu;
  • Sử dụng thuốc giảm đau;
  • Phẫu thuật tái tạo để làm tăng tính thẩm mỹ cho những cấu trúc bị cắt bỏ sau điều trị;
  • Tư vấn chế độ ăn đầy đủ chất  dinh dưỡng để phục hồi thể lực cho bệnh nhân;
  • Các liệu pháp y học cổ truyền: xoa bóp, châm cứu, uống trà thảo dược, tập yoga,… có giá trị đáng kể đối với việc chăm sóc sức khỏe tinh thần của người bệnh.
Tài liệu tham khảo

1. Ung thư lợi | Youmed
2. Ung thư nướu răng: Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả | GHV Ksol
3. Ung thư lợi dễ nhầm đau răng | VnExpress



Theo Medlatec

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc Chuyên viên y tế để được tư vấn cho từng trường hợp Bệnh cụ thể, không tự ý làm theo hướng dẫn của bài viết.

- Advertisement -spot_img
Stay Connected
16,985FansLike
2,458FollowersFollow
61,453SubscribersSubscribe
Tin mới
- Advertisement -spot_img
Bài viết liên quan
- Advertisement -spot_img