HomeBệnh Hay GặpTổng quan U tuyến giáp lành tính

Tổng quan U tuyến giáp lành tính

- Advertisement -spot_img


Tổng quan U tuyến giáp lành tính

Tuyến giáp là một tuyến nội tiết nằm ở giữa cổ, phía trên xương đòn và phía dưới thanh quản, tổ chức này có hình dạng như một con bướm. Khối u tuyến giáp hình thành bởi tác động tăng sinh bất thường của các tế bào, các khối u có lớp bao bọc bên ngoài rắn và chứa đầy chất lỏng bên trong. Hầu hết trường hợp phát hiện có khối u tuyến giáp đều là lành tính, rất hiếm khi xuất hiện ung thư.

Khối u tuyến giáp lành tính thường không ảnh hưởng đến tình hình sức khỏe người bệnh, không gây ra bất kỳ triệu chứng bất thường gì cho tới khi khối u phát triển quá lớn hoặc có dấu hiệu chèn ép lên các tổ chức xung quanh. Chính vì vậy, đã có rất nhiều trường hợp bệnh nhân vô tình được chẩn đoán u tuyến giáp khi kiểm tra sức khỏe (một vài trường hợp khối u phát triển lớn có thể nhận biết bằng mắt thường).

Khối u tuyến giáp lành tính

Khối u tuyến giáp lành tính

Khối u tuyến giáp lành tính có thể xuất hiện ở dạng u tuyến, u nang, viêm tuyến giáp hoặc các nốt tăng sản. Tình trạng xuất hiện u tuyến giáp thường bắt gặp ở nữ giới nhiều hơn nam giới.

Nguyên nhân U tuyến giáp lành tính

Có rất nhiều yếu tố tác động làm tăng nguy cơ hình thành các khối u tuyến giáp, tuy nhiên các nhóm yếu tố chính sau đây được xem là những nguyên nhân điển hình nhất:

  • Thừa hoặc thiếu i-ốt: Lượng i-ốt hợp lý mà mỗi người trưởng thành nên tiêu thụ trong một ngày là khoảng 150mg, mức i-ốt tiêu thụ quá ít hoặc quá nhiều đều có thể là yếu tố ảnh hưởng đến tuyến giáp. Nếu tiêu thụ quá ít i-ốt thì nguy cơ bị suy giáp, còn tiêu thụ quá nhiều i-ốt sẽ gặp phải tình trạng cường giáp. Các bệnh lý về tuyến giáp có thể hình thành, bao gồm cả trường hợp xuất hiện khối u.
  • Mô tuyến giáp tăng sinh quá mức: Các tế bào trong tuyến giáp có dấu hiệu tăng sinh quá mức sẽ dẫn tới tình trạng tích tụ tạo thành khối u, tuy nhiên trường hợp tăng sinh tế bào chỉ tạo ra khối u tuyến giáp lành tính chứ không hình thành lên ung thư.
  • Mắc bệnh viêm tuyến giáp mạn tính: Viêm tuyến giáp nếu không được phát hiện và điều trị triệt để có thể sẽ dẫn tới tình trạng viêm mạn tính. Bệnh nhân bị viêm tuyến giáp mạn tính có nguy cơ xuất hiện bướu giáp nhân, các hoạt động của tuyến giáp hầu hết sẽ bị suy giảm (nhược giáp).
  • Nang giáp: Các nang chứa dịch hình thành là do sự thoái hóa của các u tuyến. Đa số các trường hợp u nang tuyến giáp sẽ là lành tính, nhưng cũng có một số trường hợp hình thành thể ác tính.
  • Bướu giáp đa nhân: Bướu giáp (hay bướu cổ) có thể phát triển do rối loạn tuyến giáp hoặc thiếu i-ốt. Bướu giáp có thể hình thành với nhiều khối u khác nhau phát triển cùng lúc vì vậy được gọi là bướu giáp đa nhân.
Xem thêm  Tổng quan Hội chứng bàng quang tăng hoạt

Ngoài ra, một số yếu tố khác có thể tác động ảnh hưởng đến quá trình phát triển khối u tuyến giáp như thói quen ăn uống, sinh hoạt, yếu tố bệnh lý vùng cơ quan có liên quan, tác động từ môi trường sống,…

Triệu chứng U tuyến giáp lành tính

Triệu chứng phát bệnh của u tuyến giáp có thể biểu hiện khác nhau ở từng đối tượng và tùng loại khối u. Một số bệnh nhân không xuất hiện bất kỳ triệu chứng bất thường nào hoặc chỉ xuất hiện ở mức độ nhẹ khó phát hiện. Cũng có những bệnh nhân bị ảnh hưởng sức khỏe nghiêm trọng vì các triệu chứng bệnh xuất hiện rầm rộ, thậm chí phát triển nặng hơn theo thời gian.

Các triệu chứng u tuyến giáp lành tính thường gặp nhất là:

  • Cảm nhận có khối u (bướu) ở vùng cổ hoặc nhìn thấy có nốt sưng lên ở cổ.
  • Có cảm giác co thắt bên trong cổ họng và gặp khó khăn trong việc nuốt thức ăn.
  • Thường xuyên bị đau họng không rõ nguyên nhân
  • Xuất hiện các cơn ho khan hoặc ho có đờm
  • Hơi thở bị suy giảm
  • Thay đổi giọng nói bất thường do thanh quản bị ảnh hưởng gây khàn tiếng.
  • Rối loạn tiêu hóa, rối loạn giấc ngủ, rối loạn kinh nguyệt,…
  • Đổ mồ hôi nhiều, hay bị chuột rút ở chân tay.
  • Sụt cân nhanh
  • Đau đầu, chóng mặt, nhịp tim nhanh,…

Đau đầu, chóng mặt, nhịp tim nhanh,…

Khối u tuyến giáp lành tính có thể gây ra rất nhiều triệu chứng đa dạng khác nhau, tuy nhiên không phải đối tượng nào cũng sẽ có tất cả những triệu chứng được nếu trên. Chỉ cần xuất hiện một vài dấu hiệu nhận biết bệnh cũng nền tìm tới bác sĩ để được hỗ trợ điều trị.

Bệnh nhân được khuyến cáo nên đến bệnh viện thăm khám khi xuất hiện các triệu chứng như sau:

  • Xuất hiện khối u lớn ở vùng cổ có thể sờ thấy được hoặc bị khó thở, khó nuốt thường xuyên. Mặc dù chưa xuất hiện thêm bất kỳ triệu chứng đi kèm nào thì người bệnh cũng cần đến bệnh viện để chẩn đoán bệnh.
  • Đến bệnh viện khi có dấu hiệu cường giáp: Nhịp tim nhanh, mạnh, khó ngủ, yếu cơ, sụt cân, hay cáu gắt,…
  • Đến bệnh viện khám u tuyến giáp khi có dấu hiệu bị suy giáp: Khô da, trí nhớ kém, lạnh người, táo bón, hay lo âu muộn phiền,…
Xem thêm  Tổng quan Răng khôn và biến chứng

Các biện pháp chẩn đoán U tuyến giáp lành tính

Bệnh nhân phát hiện có các biểu hiện triệu chứng nghi ngờ có khối ở cổ sẽ được tiến hành thực hiện các xét nghiệm kiểm tra khối u là lành tính hoặc ác tính, sau đó sẽ lựa chọn phương hướng điều trị phù hợp. Trước khi tiến hành các xét nghiệm, bệnh nhân sẽ được thăm khám các triệu chứng có liên quan đồng thời tìm hiểu tiền sử bệnh lý nhằm tìm kiếm thêm thông tin hữu ích cho việc lựa chọn phương pháp chẩn đoán.

Một số xét nghiệm thường được chỉ định thực hiện chẩn đoán u tuyến giáp lành tính như sau:

  • Xét nghiệm chức năng tuyến giáp: Xét nghiệm định lượng thyroxin (loại hormone tuyến giáp) và hormone kích thích tuyến giáp. Phương pháp này nhằm mục đích kiểm tra chất lượng hoạt động của tuyến giáp đồng thời phát hiện các bệnh lý có liên quan đến tuyến giáp.
  • Siêu âm: Bác sĩ có thể chẩn đoán có khối u tuyến giáp thông qua quá trình siêu âm. Bên cạnh đó, kích thước khối u, hình dạng và tính chất khối u cũng được xác định (u nang hay u rắn, bướu đơn hoặc bướu đa nhân). Siêu âm cũng bổ trợ cho quá trình tiến hành sinh thiết.

Bác sĩ có thể chẩn đoán có khối u tuyến giáp thông qua quá trình siêu âm.

Bác sĩ có thể chẩn đoán có khối u tuyến giáp thông qua quá trình siêu âm.

  • Sinh thiết: Sinh thiết là biện pháp chính xác nhất trong việc kiểm tra các tế bào khối u là lành tính hay ác tính. Ngoài ra, sinh thiết tế bào còn cho thấy tính chất của khối u, hỗ trợ quá trình lựa chọn phương hướng điều trị phù hợp.

Một số phương pháp chẩn đoán khác cũng có thể được bác sĩ chỉ định thực hiện nhằm củng cố thêm độ chính xác của chẩn đoán đồng thời kiểm tra các tổn thương có thể xảy ra: Xạ hình tuyến giáp (đánh giá mức độ hoạt động của khối u), chụp cộng hưởng từ hoặc CT scan (đánh giá tính chất của khối u).

Các biện pháp điều trị U tuyến giáp lành tính

U tuyến giáp lành tính trong một số trường hợp chưa có dấu dấu hiệu gây ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh thì có thể theo dõi ở nhà mà không cần điều trị. Tuy nhiên, người bệnh cần phải thăm khám tuyến giáp định kỳ theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa nhằm phát hiện kịp thời những rủi ro có thể gặp phải như xuất hiện biến chứng nguy hiểm, khối u phát triển quá lớn, khối u tiến triển thành ung thư,…

  • Liệu pháp hormone tuyến giáp: Đối với những trường hợp có khối u tuyến giáp chưa phát triển quá lớn (khoảng 2-3 cm) thì liệu pháp này có thể được áp dụng điều trị. Thuốc điều trị hormone tuyến giáp thường được sử dụng là levothyroxine, đây là loại thuốc dạng viên có chức năng bổ trợ sản sinh hormone tuyến giáp (thyroxine). Phương pháp này nhằm mục đích tăng lượng hormone tuyến giáp để giảm lượng hormone kích thích phát triển mô tuyến giáp, cải thiện tình trạng tăng sinh tuyến giáp.
  • Phẫu thuật loại bỏ khối u: Phẫu thuật thường được chỉ định thực hiện khi khối u phát triển lớn hơn 4cm hoặc các triệu chứng bệnh gây ra ảnh hưởng nhiều đến thực quản, hô hấp hoặc các mạch máu. Ngoài ra, trường hợp bệnh nhân có bướu đa nhân lớn cũng sẽ được chỉ định phẫu thuật.
  • Chọc hút dịch từ khối u: Trường hợp khối u tuyến giáp chứa chất lỏng thì sẽ được chỉ định chọc hút dịch ra khỏi cơ thể, khoảng 50% các khối u đã được hút dịch sẽ tiêu biến dần sau một vài lần thực hiện. Phương pháp này thực hiện dễ dàng và có kết quả ngay, tuy nhiên khả năng tái phát bệnh khá cao vì không thể loại bỏ hoàn toàn các yếu tố gây bệnh. Phương pháp này có thể kết hợp thực hiện với liệu pháp hormone nhằm tăng hiệu quả điều trị.
Xem thêm  Tổng quan Vô kinh

Theo dõi điều trị bệnh

  • Kỹ thuật đốt sóng cao tần: Đây là phương pháp xử lý u tuyến giáp lành tính hiệu quả cao nhất nhưng đòi hỏi kỹ thuật xử lý cao. Phương pháp này thực hiện với mục đích loại khối u bằng nhiệt mà không cần phẫu thuật, tác dụng của nhiệt sẽ làm kích thước khối u nhỏ lại và dần tiêu biến. Phương pháp này có quá trình thực hiện khá dài (khoảng 1 năm sẽ diệt được hơn 90%) tuy nhiên hiệu quả điều trị sẽ diễn ra rất tốt, đảm bảo an toàn và tính thẩm mỹ.

Tài liệu tham khảo

U lành tuyến giáp: nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị | Bệnh viện Hồng Ngọc

U tuyến giáp lành tính | Hellobacsi

Lựa chọn điều trị phù hợp u lành tuyến giáp | Hệ thống Vinmec

Khối u lành tính của tuyến giáp: nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán, phương pháp điều trị |  Kbrisdoktor



Theo Medlatec

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc Chuyên viên y tế để được tư vấn cho từng trường hợp Bệnh cụ thể, không tự ý làm theo hướng dẫn của bài viết.

- Advertisement -spot_img
Stay Connected
16,985FansLike
2,458FollowersFollow
61,453SubscribersSubscribe
Tin mới
- Advertisement -spot_img
Bài viết liên quan
- Advertisement -spot_img