HomeBệnh Hay GặpTổng quan Viêm âm đạo

Tổng quan Viêm âm đạo

- Advertisement -spot_img


Tổng quan Viêm âm đạo

Âm đạo cấu tạo là mô cơ có hình ống dẹt nối giữa cổ tử cung và âm hộ phía bên ngoài. Ở nữ giới âm đạo chính là đường giúp kinh nguyệt thoát ra ngoài và chứa các dụng cụ hút/ chứa đựng máu kinh nguyệt như tampon, cốc nguyệt san. Đến độ tuổi tình dục thì đây cũng là chỗ giao hợp và đặt các dụng cụ tránh thai: film tránh thai, bọt diệt tinh trùng.

Âm đạo cấu tạo là mô cơ có hình ống dẹt nối giữa cổ tử cung và âm hộ phía bên ngoài.

Âm đạo cấu tạo là mô cơ có hình ống dẹt nối giữa cổ tử cung và âm hộ phía bên ngoài.

Viêm âm đạo là bệnh lý phụ khoa rất phổ biến ở phụ nữ, bao gồm nhiều triệu chứng xuất hiện ở âm hộ- âm đạo như: ra nhiều khí hư, màu xanh hoặc vàng, khí hư có mùi hoặc trắng gây ngứa. Đây cũng là những nguyên nhân gây khó chịu làm cho người phụ nữ phải đi khám phụ khoa.

Nguyên nhân Viêm âm đạo

Rất nhiều nguyên nhân được tìm thấy khi thực hiện các nghiên cứu về viêm âm đạo. Tình trạng viêm âm đạo được phân loại theo nguyên nhân gây bệnh:

– Viêm âm đạo do nấm: nấm men, nấm sợi

Viêm âm đạo do nấm: nấm men, nấm sợi

Viêm âm đạo do nấm: nấm men, nấm sợi

– Viêm âm đạo do trùng roi Trichomonas

– Viêm âm đạo do vi khuẩn: Lậu/ Chlamydia/ Gardnerella

– Viêm âm đạo do virus: Herpes

– Viêm âm đạo không có yếu tố lây nhiễm

– Viêm teo âm đạo do thiếu hụt estrogen

Trong đó, viêm âm đạo do vi khuẩn là hay gặp nhất nó chiếm khoảng 30%. Quá trình viêm xảy ra khi vi khuẩn có lợi của âm đạo là Lactobacillus trong âm đạo bị thay thế bằng các vi khuẩn kỵ khí, hoạt động vi khuẩn kỵ khí tăng làm giảm nồng độ của hydrogen peroxide và những axit hữu cơ trong âm đạo. Mùi khó chịu của khí hư âm đạo cũng là do sản xuất các amin từ những vi khuẩn kỵ khí gây viêm này. Thời điểm sau quan hệ tình dục và sau kỳ kinh, pH âm đạo kiềm hơn cũng làm cho mùi khó chịu của viêm do vi khuẩn tăng hơn

Triệu chứng chủ yếu là ra nhiều khí hư âm đạo, khí hư thường đổi màu xanh/ vàng và có mùi hôi. Tiết dịch âm đạo là triệu chứng hay gặp nhất, thường khí hư hay dịch ra không liên quan đến chu kỳ kinh. Thưởng viêm âm đạo do vi khuẩn thì hiếm khi có triệu chứng ngứa. Tuy nhiên, thống kê cũng cho thấy khoảng 50% phụ nữ được chẩn đoán viêm âm đạo mà không có triệu chứng.

Xem thêm  Tổng quan Bệnh herpes zoster

Mặc dù viêm âm đạo do vi khuẩn không làm gia tăng nguy cơ viêm nhiễm vùng chậu. Nhưng trường hợp viêm âm đạo do vi khuẩn thường gặp ở những phụ nữ có tiền sử viêm vùng chậu, viêm niêm mạc tử cung sau những thủ thuật sản phụ khoa như hút nạo thai. Viêm âm đạo có thể làm tawg nguy cơ sảy thai muộn, sinh non, ối vỡ sớm.

Các biện pháp chẩn đoán Viêm âm đạo

Bình thường âm đạo của phụ nữ cũng vẫn có dịch sinh lý, dịch thường xuất hiện nhiều vào giữa hoặc trước/ sau chu kỳ kinh giúp giữ ẩm và làm sạch âm đạo. Dịch thường trắng trong hoặc trắng đục, không gây ngứa, không có mùi hôi. Tuy nhiên, dịch âm đạo được cho là bất thường và viêm khi:

– Thay đổi màu sắc, mùi hoặc lượng dịch tiết ra từ âm đạo: dịch màu vàng hoặc trắng đục, có mùi hôi, ra rất nhiều;

– Gây ngứa, gây khó chịu

– Màu sắc thay đổi: vàng, xanh

– Mùi hôi

– Kèm tiểu buốt, tiểu dắt

– Đau rát khi đi tiểu hoặc khi quan hệ.

Theo tiêu chuẩn Amsel, chẩn đoán viêm âm đạo do vi khuẩn cần ¾ tiêu chuẩn( độ nhạy 90%, độ đặc hiệu 77%)

– PH âm đạo > 4,5

– Dịch âm đạo nhiều đặc biệt sau giao hợp, đồng nhất, trắng xám

– Whiff test dương tính: Nhỏ KOH 10% vào khí hư xuất hiện mùi cá thối

– Tế bào Clue cells chiếm ít nhất 20%( tế bào âm đạo bám dính nhiều vi khuẩn)

Xét nghiệm tế bào học cổ tử cung không có giá trị lâm sàng trong chẩn đoán viêm âm đạo do vi khuẩn, đặc biệt là ở nhóm không có triệu chứng, vì xét nghiệm có độ nhạy thấp.

Chẩn đoán theo căn nguyên gây bệnh

Thực hành lâm sàng để chẩn đoán viêm âm đạo bác sĩ sẽ cần:

Xem thêm  Tổng quan Loét aptor niêm mạc miệng

– Khai thác tiền sử

– Khám thực thể phụ khoa

– Xét nghiệm dịch âm đạo

Xét nghiệm dịch âm đạo

Xét nghiệm dịch âm đạo

– Test pH âm đạo

Viêm âm đạo do vi khuẩn: Triệu chứng hay gặp nhất là ra nhiều khí hư, khí hư thay đổi màu sắc, có thể có mùi hôi và thường ít khi gây ngứa. Nguyên nhân do sự mất cân bằng hệ vi khuẩn và pH âm đạo. Thường xảy ra ở nhóm phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ nhiều hơn, đời sống tình dục phong phú, nhiều bạn tình là nguy cơ gây viêm.

Viêm âm đạo do Lậu: Nguyên nhân gây viêm là do song cầu Gram âm Neisseria Gonorrhea có hình hạt cà phê. Trên soi tươi song cầu nằm trong bạch cầu đa nhân. Đây là bệnh lây qua quan hệ tình dục, khí hư thường dạng mủ xanh, hoặc có những trường hợp khí hư ra ít, không điển hình, có thể kèm tiểu buốt.

Viêm âm đạo do nấm: Triệu chứng làm người phụ nữ đi khám thường là ngứa, tính chất ra khí hư thường dạng bột hoặc đợt cấp có thể trắng, bã đậu. Phụ nữ mang thai, những nhóm người mắc tiểu đường, điều trị một đợt kháng sinh thường dễ nhiễm nấm. Trong điều trị nấm âm đạo để phòng tái phát, khuyến cáo hướng dẫn cần điều trị cho cả bạn tình.

Viêm âm đạo do trùng roi- Trichomonas: Nguyên nhân là do một loại ký sinh trùng đơn bào có tên là Trichomonas vagis. Tính chất khí hư loãng xanh có bọt là triệu chứng rất điển hình.

Viêm âm đạo không nhiễm trùng: Thường do viêm da do tiếp xúc. Một số nguy cơ như: nước rửa phụ khoa, xà phòng, chất diệt tinh trùng, thậm chí tampon, cao bao su…đều có thể gây kích ứng âm đạo. Khí hư âm đạo ra không nhiều, thường trắng trong hoặc trắng đục, có thể gây ngứa.

Viêm teo âm đạo do thiểu dưỡng: Nguyên nhân do lượng estrogen giảm sau khi mãn kinh hoặc phẫu thuật cắt bỏ buồng trứng có thể làm cho niêm mạc âm đạo mỏng, đôi khi dẫn đến kích thích âm đạo, nóng rát và khô.

Xét nghiệm trong chẩn đoán viêm âm đạo

Xem thêm  Tổng quan Nhiễm nấm cryptococcus

– Soi tươi khí hư âm đạo để tìm nguyên nhân gây viêm, trường hợp tái phát hoặc điều trị không có hiệu quả, hoặc tính chất khí hư đặc biệt, bác sĩ có thể chỉ định xét nghiệm PCR hoặc cấy dịch âm đạo, kháng sinh đồ. Dịch cần lấy đủ cùng đồ sau, hai thành bên âm đạo, lỗ cổ tử cung.

– Test pH âm đạo: Xét nghiệm pH âm đạo bằng giấy chỉ thị, kết quả có thể hỗ trợ chẩn đoán cho bác sĩ lâm sàng.

Các biện pháp điều trị Viêm âm đạo

Nguyên tắc:

  • Điều trị căn nguyên
  • Điều trị triệu chứng
  • Hướng dẫn vệ sinh, phòng tái phát

Cần điều trị đúng căn nguyên bệnh. Thuốc điều trị phụ thuốc vào chẩn đoán viêm âm đạo theo căn nguyên, cụ thể:

Viêm âm đạo do vi khuẩn: Một số kháng sinh thường được sử dụng như: metronidazole (Flagyl) có đường uống, hoặc dạng gel hoặc kem metronidazole (MetroGel) bôi tại chỗ hoặc sử dụng kem clindamycin (Cleocin) bôi vào âm đạo. Kháng sinh phổ biến như Quinolon, doxycycllin.

Nấm âm đạo: Thuốc uống đường toàn thân fluconazole (Diflucan), Itraconazole( spulit/ sporal). Kết hợp viên đặt thành phần như nystatin/ clotrimazole. Kem bôi vùng ngoài âm hộ khi ngứa nhiều như: canesten, kem clotrimazole.

Viêm âm đạo do Trichomonas: Kháng sinh hiệu quả như: metronidazole (Flagyl) hoặc tinidazole (Tindamax).

Viêm âm đạo do thiểu dưỡng ở phụ nữ mãn kinh (teo âm đạo). Estrogen (dạng kem) có thể điều trị hiệu quả tình trạng này.

Viêm âm đạo không nhiễm trùng: Hướng dẫn bệnh nhân loại trừ tác nhân gây kích ứng viêm da. Các nguồn nguy cơ bao gồm: chất diệt tinh trùng, băng vệ sinh, dung dịch vệ sinh phụ nữ… Tùy trường hợp bác sĩ có thể kê thuốc chống dị ứng, kháng Histamin để giảm ngứa, thuốc bôi tại chỗ cho bệnh nhân.

Hướng dẫn bệnh nhân không rửa nước nhiều, giữ vệ sinh khô, mặc quần áo thoáng mát.



Theo Medlatec

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc Chuyên viên y tế để được tư vấn cho từng trường hợp Bệnh cụ thể, không tự ý làm theo hướng dẫn của bài viết.

- Advertisement -spot_img
Stay Connected
16,985FansLike
2,458FollowersFollow
61,453SubscribersSubscribe
Tin mới
- Advertisement -spot_img
Bài viết liên quan
- Advertisement -spot_img